Hiển thị các bài đăng có nhãn Chế Độ Ăn Uống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chế Độ Ăn Uống. Hiển thị tất cả bài đăng

Các món ăn bài thuốc chữa động kinh

Trám xanh 500 g, đập vụn, thêm nước trong, cho vào nồi đất đun sôi 15 phút, lấy trám ra. Bỏ hạt giã nát, cho vào nước luộc lại, đun nửa giờ, nhỏ lửa bỏ bã, lấy nước đặc như cao, thêm vào 24 g bột phèn chua, trộn đều dùng. Ngày uống 2 lần sáng và tối, mỗi lần uống 9 g với nước đường khi no bụng. Dùng cho người động kinh đờm đục, đờm nhiệt.

Trám tươi không kể số lượng, bỏ hạt, chấm bột phèn chua ăn, mỗi ngày 2 lần, đại táo mười quả nấu lấy nước chiêu uống. Dùng cho người động kinh đờm đục, đờm nhiệt.

Trám tươi 20 quả, giã vụn, sắc nước, lửa to đun sôi, sau đó ninh nhỏ lửa 20 phút. Bỏ bã, đập vào một quả trứng gà, đun chín không cho gia vị, ngày 1 lần. Dùng cho người động kinh lâu ngày, cơ thể hư yếu, đờm nhiều.

Não dê 1 bộ, dùng nước sôi trần qua, bỏ màng gân ở bề mặt, thêm 12 g long nhãn nhục, 9 g trần bì, ninh chín nhừ chia lần ăn. Dùng cho người động kinh, tim lách đều hư, đờm đục ngưng ở trong.

Hoài tiểu mạch 150 g, hồng táo 10 quả, thêm nước vừa đủ, nấu cháo dính đặc, thêm chút mạch nha. Ngày chia 2 lần ăn hết. Dùng cho người bệnh tim lách đều hư.

Ba ba 1 con, giết mổ rửa sạch, thêm cẩu kỷ tử 15 g, trần bì 9 g, thêm nước ninh tới chín nhừ, chia bữa ăn. Nửa tháng ăn một lần. Dùng cho người gan thận âm hư.

Gà mái vàng 1 con, giết mổ rửa sạch, bỏ nội tạng, cho 50 g hạt dẻ sống vào trong bụng gà, thêm nước ninh cho tới khi hạt dẻ chín nhừ, chia bữa dùng ăn. Dùng cho người thiểu năng tỳ thận. Không nên ăn những món sống lạnh, hạn chế rượu và đồ biển tươi để tránh tổn thương lách, dạ dày mà lưu ẩm thành đờm.

Ngoài ra, người bị động kinh nên chọn những thức uống mát, thanh nhiệt, có thể làm mát tim, mật, sạch nhiệt, tiêu đờm. Người động kinh cơ thể hư yếu, nên tăng cường dinh dưỡng, bổ sung protein và nhiệt lượng đầy đủ, có thể chọn thịt dê, ba ba trứng.
Chú ý: Một đồng cân ta bằng 4 g; một lạng ta bằng 40 g.

Ăn nhiều khoai tây làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Nghiên cứu tiến hành trên gần 85.000 phụ nữ được đăng trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng (Mỹ) số ra tháng 2-2006.

Khoai tây vốn được cho là có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên chúng cũng chứa nhiều glycemic index (GI) - nguyên nhân làm tăng nhanh hơn và nhiều hơn lượng đường trong máu. Theo thời gian, sự gia tăng này có thể phá hủy các tế bào tuyến tụy giúp sản sinh hormone insulin cần thiết cho chuyển hóa đường trong máu.

Những người lớn tuổi quá cân hay ít vận động có thể đặc biệt bị ảnh hưởng của những thực phẩm cao GI do họ thường có hiện tượng kháng chất insulin cơ bản, một dấu hiện nhận biết của bệnh tiểu đường.

Thomas L. Halton, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết ông và cộng sự đã phát hiện những phụ nữ ăn nhiều khoai tây nhất có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 14% so với những người ăn món này ít nhất trong vòng 20 năm. Đặc biệt những phụ nữ ăn nhiều cá hồi kiểu Pháp nhất - món thường được ăn chung với khoai tây rán - có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đến 21% so với những người ăn món này ít nhất.

Gạo nguyên chất (gạo chưa xát) cũng như rau cải giàu chất xơ, trái cây, các sản phẩm bột mì trắng và rau đậu có ít GI hơn khoai tây, vì vậy ăn những món này thay cho khoai tây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

T.VY (Theo Reuters)

Theo Tuổi trẻ Online

Những chất dinh dưỡng chất thiết giúp trẻ em thông minh, mau lớn

Thiếu hụt iốt dẫn đến chỉ số IQ thấp, giảm chức năng nhận thức, tăng nguy cơ bị tăng động giảm chú ý. Các nguồn iốt tự nhiên tốt nhất là hải sản và rong biển.




Trẻ em cần được ăn 2 phần trái cây và 5 phần rau mỗi ngày, song chúng cũng cần những chất dinh dưỡng sau đây để phát triển khỏe mạnh:
1. Chất béo omega-3 cần thiết để não vận hành
Nên tăng cường chức năng não cho trẻ bằng cách cho uống dầu cá 2-3 lần một tuần, thêm một thìa hạt chia vào cháo hoặc canh cho trẻ. Những thực phẩm này giàu axit béo omega-3 thiết yếu, rất cần thiết cho phát triển các chức năng và trí não, giúp trẻ tăng cường bộ nhớ và khả năng nhận thức.
2. Tạo hệ tiêu hóa khỏe mạnh với các loại thực phẩm giàu probiotic
Nuôi dưỡng và hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ bằng cách cho ăn các loại thực phẩm lên men probiotic, chẳng hạn sữa chua, dưa chua. Các loại thực phẩm này không chỉ tăng cường tiêu hóa và chức năng miễn dịch mà cũng giúp thúc đẩy chức năng não khỏe mạnh, tâm trạng tốt.
3. Đảm bảo con bạn nhận được nhiều chất xơ
Chất xơ thực phẩm là một phần cực kỳ quan trọng trong chế độ ăn uống của con bạn, giúp duy trì sức khỏe của đường ruột và hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ. Nên cho bé ăn nhiều loại thức ăn giàu chất xơ như ngũ cốc, yến mạch, gạo lứt, trái cây, rau, các loại hạt. Chất xơ sẽ bảo vệ và thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột già của trẻ.
4. Protein rất quan trọng cho sự phát triển
Trẻ em cần nhiều protein hơn người lớn vì trẻ vẫn còn đang phát triển và có nhu cầu hình thành của các tế bào mới lớn hơn. Một lượng vừa đủ thực phẩm giàu protein như cá, thịt gà, thịt, đậu, trứng, các loại hạt, và sữa chua, có chứa tất cả các axit amin thiết yếu rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của trẻ. Axit amin giúp hình thành cơ bắp, máu, da, tóc, móng tay, hormone, rất cần thiết cho tiêu hóa tốt và một hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh. Thêm protein vào bữa ăn sẽ giúp trẻ no lâu hơn và bớt thèm đồ ngọt.
5. Rau họ cải giúp tăng cường hệ miễn dịch
Bạn nên cho trẻ ăn thêm súp lơ xanh và súp lơ trắng để cải thiện hệ miễn dịch, giúp trẻ khỏe mạnh, tránh xa bệnh tật. Những loại rau họ cải này chứa các hợp chất lưu huỳnh tự nhiên giúp tăng cường khả năng giải độc và làm giảm nguy cơ các bệnh mãn tính. Chúng cũng chứa nhiều vitamin C cũng như chất xơ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch.
6. Tăng lượng iốt cho chức năng não khỏe




Iốt là một khoáng chất quan trọng cần thiết cho não khỏe mạnh và phát triển. Thật không may thiếu hụt iốt còn là khá phổ biến. Sự thiếu hụt iốt dẫn đến chỉ số IQ thấp, và giảm chức năng nhận thức, cũng như tăng nguy cơ mắc bệnh tăng động, giảm chú ý. Các nguồn iốt tự nhiên tốt nhất là hải sản và rong biển.
7. Chất béo bão hòa cần thiết cho chức năng não bộ và sức khỏe hệ thần kinh
Chất béo bão hòa tự nhiên như bơ hữu cơ, dầu dừa, đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe của trẻ em. Vì vậy bạn nên thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn uống của trẻ. Chất béo bão hòa cần thiết cho sản xuất hormone, xương chắc khỏe, chức năng não bộ và sức khỏe hệ thần kinh. Ngược lại, tránh xa chất béo chuyển hóa trong các thực phẩm chế biến sẵn như bánh rán, bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên. Chất béo chuyển hóa là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim mạch và bệnh ung thư.

Theo bodyandsoul, Vnexpress
Sưu tầm bởi: TẠP CHÍ SỨC KHỎE MỚI