Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Đình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Đình. Hiển thị tất cả bài đăng

Phụ gia thực phẩm ảnh hưởng xấu lên não trẻ em

Bốn chất phụ gia thường được sử dụng trong quá trình chế biến các thực phẩm ăn sẵn rất thông dụng với trẻ em như kẹo, khoai tây rán đóng hộp, đồ uống và kem có thể gây tác hại đến sự phát triển của hệ thần kinh và não của trẻ.
Đồ uống hộp sử dụng các chất phụ gia không tốt cho sức khỏe của trẻ

Nghiên cứu này, được các nhà khoa học trình Bộ Y tế Anh ngày 8-3, đã cho thấy bốn hóa chất phụ gia - gồm brilliant blue E133, quinoline yelow E104, monosodium glutamate E621 (MSG) và E951 aspartame - được sử dụng trong chế biến thực phẩm và đồ uống, sẽ gây tác hại rất lớn đối với sức khỏe và sự hình thành nhân cách của trẻ.

Các nhà khoa học có thể khẳng định rằng nếu trẻ uống một cốc nước có ga và ăn một gói khoai tây chiên thì cùng một lúc sẽ bị ảnh hưởng của cả bốn chất phụ gia này. Để bảo đảm sức khỏe cho trẻ, tất cả các chất phụ gia trên và các chất phẩm màu thực phẩm không nên sử dụng trong các loại thức ăn làm sẵn cho trẻ. Các cơ quan có trách nhiệm của Anh kêu gọi các nhà sản xuất khi sử dụng các chất phụ gia trong chế biến thực phẩm phải thực hiện nghiêm túc luật an toàn thực phẩm châu Âu.

BÁ CHÍNH

Theo Daily Mail, TTO

Lươn - vị thuốc bổ huyết, chống suy nhược

Lươn còn gọi là thiên ngư, trường ngư - một trong “bốn món tươi ngon dưới sông” (tứ đại hà tiên), là “sâm động vật dưới nước”. Lươn tính ôn, vị ngọt, có công hiệu bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt; thích hợp với các chứng lao lực, ho hen, tiêu khát, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, viêm tai giữa, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt.

Y học hiện đại chứng minh rằng lươn vàng còn có thể trị được bệnh tiểu đường và tăng cường trí nhớ, là thức ăn bồi bổ rất tốt cho người có lượng đường trong máu cao và người lao động trí óc. Đầu lươn tính ôn bổ não.

Một số món ăn từ lươn có tác dụng chữa bệnh
Chữa tiêu chảy ở trẻ em (ngày đi đại tiện 5-6 lần, phân chua, hoặc thối khắm): Lươn 125 g, kê nội kim 5 g, hoài sơn 10 g, gừng tươi 2 lát. Lươn làm sạch xào với gừng cho thơm, tưới ít rượu, cho nước vừa đủ rồi cho kê nội kim (màng mề gà) và hoài sơn vào. Dùng lửa lớn rồi hạ nhỏ đun một giờ, cho gia vị. Trẻ nhỏ uống phần nước.

Chữa khí huyết hư nhược sau khi sinh và bệnh lâu mới khỏi: Lươn 250 g, gia vị đủ dùng, lươn bỏ ruột, rửa sạch chặt ra từng khúc ướp rượu, cho vào nồi hấp chín, lấy ra dùng.

Chữa trẻ biếng ăn, ăn không tiêu, mồ hôi trộm: Lươn 1 con (250-300 g), kê nội kim 6g, hành, gừng, nước tương, muối, rượu vang, bột ngọt vừa đủ. Lươn làm thịt, bỏ nội tạng rửa sạch, cắt đoạn dài 6 cm, kê nội kim rửa sạch, bỏ vào bát sứ cùng thịt lươn thêm hành, gừng, rượu, muối, nước tương dùng lửa lớn chưng chín, rắc bột ngọt vào trộn đều là được.

Chữa trẻ em suy dinh dưỡng (bụng ỏng, đít beo, phân sống, gầy còm, biếng ăn): Thịt lươn 300 g; đương quy, đẳng sâm, gừng tươi mỗi thứ 15 g; hành tây 25 g, muối ăn vừa đủ. Lươn rửa sạch, thái sợi, đương quy và đẳng sâm cho vào túi vải, bỏ vào nồi cùng thịt lươn, đổ nước nấu trong 1 giờ, vớt bỏ túi thuốc, gia hành, gừng, muối, nấu thêm 1 giờ nữa là được. Ăn thịt lươn và nước.

Chữa khí huyết hư nhược, gân cốt rã rời, mỏi mệt vô lực: Lươn 250 g, đẳng sâm 25 g, đương quy 15 g, gân bò 30 g. Lươn bỏ ruột rửa sạch, chặt thành khúc, lấy một cái nồi đất sạch cho lươn, đẳng sâm, đương quy, gân bò vào, thêm lượng nước thích hợp đun lên, sau khi chín thì bỏ ra ăn.

Bổ thần kinh, bổ âm mát gan, thanh nhiệt trừ thấp, phòng chữa viêm gan: Lươn 2 con (mỗi con 300 g); gia vị; nhân trần 30 g; râu ngô, lá dâu, đẳng sâm, táo nhân, huyền sâm, xa tiền tử mỗi vị 15 g. Sắc thuốc lấy nước. Làm lươn sạch chặt khúc 2 cm, bỏ xương sống, khía, rửa qua nước muối, đổ nước thuốc, lươn, gia vị, nấu lửa nhỏ cho chín rồi ăn nóng.

Chữa lòi dom, trĩ, sa tử cung do khí hư: Lươn to một con, bỏ ruột, nấu với nước cùng 10 g đẳng sâm cho nhừ để uống nước là chính. Nêm gia vị, có thể thêm gừng.

Tiểu tiện ra máu do âm hư hỏa vượng: Lươn 250 g bỏ ruột thái mỏng. Mướp đắng 250 g. Nấu với nước vừa dùng. Ngày chia ăn 2 lần.

Chữa suy nhược, thở dốc, đầu váng mắt hoa: Lươn 250 g, thịt chó nạc 100g, hoàng kỳ 15 g, đại táo 50 g (bỏ hạt). Hầm chín để ăn.

Bổ trí não cho người lao động trí óc: Đầu lươn 75 g, thịt quay 15 g, lõi cải 15 g, củ tỏi 5 g, dầu ăn 25 g, rượu 5 g, mỡ gà 3 g. Thịt thái lát, lõi cải thái. Rán qua đầu lươn, cho rượu, gia vị nấu đặc sánh rồi cho lõi cải, thịt đun lại cho sôi để ăn. Đầu lươn còn nấu om với thịt ba chỉ, chân gà, cánh vịt, nấm hương, tỏi gừng, thích hợp với người già khí huyết hư, lú lẫn.

Chữa bệnh đường huyết cao, trí nhớ giảm sút: Lươn sốt cà chua để ăn.

Phụ nữ viêm vú căng tức đau nhức: Da lươn đốt tồn tính, tán bột uống với rượu. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng.

Sốt rét, thiếu máu: Lươn xào với rau sam.
Bồi dưỡng cho người già, trẻ em gầy yếu, sản phụ sau sinh: Vài con lươn to, mổ bụng bỏ ruột, rút chỉ máu dọc sống lưng: Dùng muối làm sạch ướp nước tương, gừng, xì dầu, ít rượu trắng. Chờ cơm sắp cạn trải đều lươn trên mặt cơm, hấp cho chín. Ăn nóng.


Theo Sức Khỏe & Đời Sống, VNE

Các thực phẩm tăng cường sức khỏe đường ruột

Gạo nguyên chất: giàu chất xơ, giúp phòng tránh các vấn đề về hệ tiêu hóa do chứa nhiều protein, carbohydrate, khoáng chất, vitamin B.

Trong gạo nguyên chất có một số chất phytochemical mà các nhà khoa học phát hiện là thành phần quan trọng trong cơ thể giúp phục hồi các tế bào bị hư hại, chống lại các bệnh về đường ruột, bệnh ung thư và tim. Quá trình xử lý gạo đã làm mất đi các chất quan trọng này.

- Chuối: các nghiên cứu cho biết những thức ăn giàu kali như chuối có thể giúp giảm nguy cơ đột quị. Kali cũng đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chức năng của các cơ, tim và thần kinh. Ăn chuối trước khi ngủ sẽ có được giấc ngủ ngon vì chuối giúp giảm nồng độ serotonin. Chuối giúp duy trì sức khỏe đường ruột và là nguồn năng lượng tăng cường khá tốt cho những bữa ăn vội.  

K.NHUNG

Theo Yahoo Health, TTO

Chữa bệnh bằng nước ép bắp cải

Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, lợi tiểu, thanh phế, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, bổ tỳ vị. Người táo bón, tiểu ít, không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

Cải bắp còn gọi là bắp cải. Tên khoa học Bras-sica oleracea L.var.capitala L. Thành phần hóa học trong 100g chứa: lipid 0,8g, chất xơ 1,7g, dẫn xuất phi protein 4,9g, khoáng toàn phần 2,4g.

Về mặt dinh dưỡng, trong 100g cải bắp cung cấp cho cơ thể 50calo, nhiều muối khoáng nhất là canxi, photpho, kali, sắt. Lượng vitamin C trong bắp cải chỉ thua cà chua, nhưng nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt, 3,6 lần so với khoai tây, hành tây.

Trong bắp cải, vitamin C kết hợp sẵn với vitamin P thành phức hợp PC và vitamin C được vitamin P bảo vệ khỏi bị oxy hóa để cho giá trị sinh học cao hơn thuốc vitamin C.

Cải bắp được dùng làm thuốc chữa bệnh từ thời thượng cổ ở châu Âu. Người ta đã gọi nó là “thuốc của người nghèo”. Sau đây là một số tác dụng chữa bệnh từ bắp cải.
Đối với bệnh loét dạ dày tá tràng: nước ép bắp cải giúp chóng làm lành vết loét, thành sẹo, nhất là loét dạ dày, ruột, loét miệng nối. Cách dùng: Mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ uống 1/2 cốc nước bắp cải ép.

Từ thập niên 40, các thầy thuốc Hoa Kỳ đã công nhận tác dụng chữa loét dạ dày của bắp cải và sau đó được kiểm chứng trên thực nghiệm. Kết quả cho thấy phần lớn người bị loét dạ dày hành tá tràng đã uống 1/2 lít nước bắp cải mỗi ngày trong 3 tuần.

Qua nội soi, các chuyên gia Ấn Độ đã chứng minh được sự hình thành một lớp màng nhày có 2 chức năng vừa che chở, vừa tái tạo niêm mạc dạ dày dưới tác dụng của bắp cải. Ngoài ra, họ đã xác định được một hoạt chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hoạt chất này chỉ có trong bắp cải tươi và hàm lượng cao khi còn tươi xanh và thu hái vào mùa xuân hay mùa hè, hầu như mất tác dụng vào mùa đông...

Theo kinh nghiệm dân gian, tác dụng nước ép bắp cải sẽ được gia tăng gấp bội nếu dùng hòa chung với nước ép rau cần tây. Trong nhân dân thường muối dưa bắp cải với rau cần ta cũng là một kinh nghiệm tốt.

Tác dụng của bắp cải đối với bệnh ung thư: Một số công trình nghiên cứu của Viện đại học New York cho thấy ăn bắp cải thường xuyên giúp ít bị ung thư đường tiêu hóa.

Tất cả các loại cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, nhưng rõ rệt nhất được xác định là bắp cải. Nếu ăn 1 tuần 1 lần bắp cải giảm 70% xác suất bị ung thư ruột. Nếu 2 tuần 1 lần sẽ giảm được 40%.

Công trình nghiên cứu tác dụng chống ung thư của bắp cải do GS. Wattemberg ở Viện đại học Minnesota cũng cho thấy: Chiết xuất từ bắp cải được một nhóm hoạt chất là indol. Qua thực nghiệm trên súc vật cho thấy chất này làm giảm tỷ lệ ung thư vú chỉ còn 1,5 so với lô đối chứng. Liều rất thấp cũng có thể bảo vệ 1/2 so với súc vật thí nghiệm.
 
Theo Sức Khỏe & Đời Sống, TTO

Thời điểm cần bổ sung vitamin cho bé?

Phần lớn các vitamin hoạt động như một phức hợp hoạt hóa các men tham gia vào nhiều phản ứng trong cơ thể.

Một số như vitamin E, bêta-caroten là những chất cần thiết cho sự sống, thiếu chúng sẽ ảnh hưởng đến quá trình ôxy hóa, giảm sức đề kháng, cơ thể sẽ dễ viêm nhiễm và dị ứng.
Nhiều loại vitamin có đa tác dụng phức tạp hơn, nhất là nếu chúng tham gia cấu tạo nên hormon (vitamin A, vitamin D...).

Ngoài tham gia vào nhiều chức năng, vitamin còn không thể thiếu cho các tình trạng sau:
- Thụ thai và phát triển của bào thai: thiếu chúng có thể gây vô sinh và biến dạng bào thai.

- Quá trình tăng trưởng và khoáng hóa xương: thiếu chúng đưa đến những vấn đề về tư thế và biến dạng xương.

- Quá trình sản sinh năng lượng: thiếu vitamin gây nên thiếu máu, chậm liền sẹo, biến đổi da và lông tóc, móng tay.

- Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: nếu thiếu vitamin dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

- Tổng hợp các chất vận chuyển trung gian của hệ thần kinh: thiếu vitamin sẽ làm giảm mức độ tập trung về trí nhớ đồng thời kém chống đỡ với stress.

- Quá trình đào thải và trung hòa các chất độc: thiếu vitamin sẽ làm tăng độ nhạy cảm với các chất độc, tăng quá trình lão hóa, góp phần làm xuất hiện các bệnh tim mạch, bệnh ung thư...

Vitamin được chia làm hai nhóm:
Vitamin tan trong nước: hầu hết các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12...), vitamin PP và vitamin C là vitamin tan trong nước. Vitamin thuộc nhóm này không tích lũy trong cơ thể, nếu ăn thừa sẽ bị đào thải ra ngoài theo nước tiểu.

Vitamin tan trong dầu: gồm các vitamin A, D, E, K. Các vitamin này có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, nhưng khi dùng với liều cao sẽ tích lũy tại mô mỡ và tế bào gan, gây ngộ độc.

Khi nào người ta có nguy cơ bị thiếu vitamin?
Từ lâu các nhà dinh dưỡng đã cho rằng, một người khỏe mạnh với một chế độ ăn đủ dinh dưỡng, cân đối và luôn thay đổi sẽ không bị thiếu vitamin. Những trường hợp thiếu vitamin trầm trọng thường ít gặp và chỉ là một bộ phận nhỏ trong dân chúng.

Một số trường hợp có nguy cơ cao bị thiếu vitamin
Thường trẻ sơ sinh đẻ non tháng hay bị thiếu vitamin A, D, E, K (vì những vitamin này tan trong dầu nên khó đi qua nhau thai). Những người già khả năng hấp thu kém, dễ bị thiếu vitamin B9 và B12, dẫn đến giảm trí nhớ và lú lẫn. Những người nghiện thuốc lá, rượu; những người đang điều trị hóa trị liệu, xạ trị liệu, hoặc những người bị bệnh mạn tính (tiểu đường, suy thận, AIDS...) thường bị thiếu vitamin.

Thiếu vitamin do cung cấp không đủ qua thức ăn.
Những thực phẩm tinh chế (bánh mì trắng, bột tinh chế, sữa tách chất béo...) bị mất nhiều vitamin.

Thực phẩm đóng hộp: do những xử lý chiếu tia để khử khuẩn làm mất một phần vitamin.
Chuẩn bị và chế biến thực phẩm không đúng cách: ngâm lâu trong nước, nấu quá nhiều nước làm vitamin hao hụt nhiều.
Chế độ ăn không có chất xơ (áp dụng cho bệnh nhân viêm đại tràng) thường gây thiếu vitamin B9, vitamin C.
Chế độ ăn chay: Thức ăn không có sản phẩm nguồn gốc động vật gây thiếu vitamin B12, vitamin D.
Chế độ ăn giảm béo làm giảm lượng muối khoáng và vitamin đưa vào cơ thể từ thức ăn.
Thiếu vitamin do quá trình hấp thu và đồng hóa vitamin bị rối loạn.
Các bệnh ruột mạn tính làm giảm hoặc không hấp thu được một số vitamin.
Do bị đối kháng bởi một số thuốc: Một vài loại thuốc dùng trong thời gian dài có thể đưa đến thiếu vitamin như: corticoid, thuốc chống lại tính axit của dạ dày, thuốc kháng sinh, thuốc hướng tâm thần, thuốc chống ung thư...

Thiếu vitamin do tăng nhu cầu của cơ thể.
Trong một vài điều kiện, nhu cầu vitamin tăng, cơ thể sẽ có nguy cơ bị thiếu nếu không được tăng thêm nguồn cung cấp. Những trường hợp đó là: phụ nữ có thai, nuôi con bú, những vận động viên thể thao, tình trạng stress, khí hậu khắc nghiệt, nghiện rượu, môi trường ô nhiễm...

Khẩu phần ăn hằng ngày là nguồn cung cấp chính các vitamin cho cơ thể. Khi cơ thể thiếu hoặc thừa vitamin đều có hại cho sức khỏe, thí dụ khi thiếu vitamin PP gây bệnh Pellagra làm kém trí nhớ, ù tai, ngủ kém, loét miệng, khô da, rối loạn tiêu hóa... nhưng khi thừa làm tăng khả năng đông máu gây tắc mạch, co thắt động mạch, tăng huyết áp...

Khi thiếu vitamin C làm cho quá trình tổng hợp collagen bị khiếm khuyết, gây chậm liền vết thương, vỡ thành mao mạch, răng và xương không tốt, nhưng khi thừa vitamin C gây toan máu, làm gia tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Thiếu vitamin B1 mắc bệnh Beriberi với những dấu hiệu tổn thương thần kinh, thừa vitamin B1 gây dị ứng, choáng. Thiếu vitamin A gây suy giảm miễn dịch, tăng mắc các bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt là viêm nhiễm đường hô hấp và tiêu hóa; gây tổn thương mắt (bệnh khô mắt) nếu nặng có thể dẫn đến mù lòa, thừa vitamin A gây đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, khô da, rối loạn kinh nguyệt...

Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương ở trẻ nhỏ và góp phần gây bệnh nhuyễn xương ở người lớn, nhưng khi dùng quá liều sẽ làm tăng canxi máu có thể dẫn tới hậu quả canxi hóa các mô của cơ thể bao gồm cả mô tim, phổi, thận và gây đau khớp, co giật, sỏi thận...

Như vậy, một chế độ ăn đa dạng, cân đối hợp lý hằng ngày là có thể cung cấp đủ lượng vitamin cho cơ thể. Vitamin có chất lượng tốt hơn khi nó có nguồn gốc từ các thực phẩm tự nhiên. Không nhất thiết phải bổ sung thường xuyên vitamin bằng con đường uống hay tiêm. Tuy nhiên, trong những trường hợp thật cần thiết cần có sự chỉ dẫn của thầy thuốc là nên bổ sung vitamin nào theo từng loại bệnh, lứa tuổi... mới bảo đảm hiệu quả và sự an toàn.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống, TTO

Chữa ăn khó tiêu bằng... sỏi mật của động vật

Hình dáng cẩu bảo trông giống như những viên đá trắng hơi phơn phớt xanh, có nhiều lớp xếp thành. Đây là loại sỏi kết lại của những con chó bị bị bệnh, kích thước 0,5-1 cm. Cẩu bảo vị mặn, tính ôn, vào kinh vị (dạ dày), có tác dụng giáng vị khí, khai thông đờm kết tụ.

Hình ảnh minh họa

Cẩu bảo chủ trị chữa chứng hay nôn sau ăn, nghẹn, khó tiêu. Liều dùng: 0,6-1,5 g. Người ăn vào bị nghẹn không nuốt được do huyết dịch suy kém thì không nên dùng.

Bài thuốc: Dùng 60 g uy linh tiên, trộn với 10 g muối giã nát hòa với một chén nước, gạn lọc bỏ bã đi rồi lấy nước uống mỗi ngày ba lần với 0,3 g cẩu bảo tán nhỏ, vài ba ngày sẽ khỏi.

Không chỉ chó mà các động vật khác như bò, ngựa cũng cung cấp thuốc chữa bệnh từ sỏi kết trong cơ thể chúng:

Sỏi mật bò
Đông y gọi là ngưu hoàng, tây ngưu hoàng, tây hoàng; phần lớn hình trứng, có thể hình cầu, hình tròn, vuông hoặc hình tam giác, đường kính 0,6-3,3 cm. Mặt ngoài màu vàng kim hay vàng nâu, đậm nhạt không đều, trơn mịn, hơi bóng, có khi bên ngoài phủ một lớp màng mỏng màu đen bóng, có hòn mặt ngoài có vằn nứt, cũng có hòn mặt nhám không nhẵn. Ngưu hoàng thể nhẹ, chất xốp, giòn, tay ấn dễ dập, mặt vỡ màu vàng nâu hay màu vàng kim, đậm nhạt không đều, bóng láng, khoảng cách đều nhau thành lớp vân tròn sắp xếp đều. Mùi thơm thanh nhẹ, vị trước hơi đắng sau ngọt, cho vào mồm hương thơm thanh mát, tan dần, nuốt không dính răng. Ngưu hoàng mặt ngoài mịn bóng, trơn, không có màu trắng là loại tốt.

Ngưu hoàng có tác dụng thanh tâm, giải nhiệt, lợi đàm, trị co giật, khai khiếu, giải độc. Chủ trị: Các chứng nóng sốt, phát cuồng, mê man, điên giản, co giật; trẻ em bị chứng kinh phong co giật (sài giật), cổ họng, miệng lưỡi sinh mụn, ung nhọt, đinh độc.
Liều dùng: 0,2-0,4 g dưới dạng thuốc hoàn, thuốc tán. Dùng ngoài lượng vừa đủ.

Bài thuốc: Trân châu, ngưu hoàng đều 30 g tán mịn trộn đều, trị loét sưng đau cổ họng (dùng đắp chỗ đau).

Sỏi ruột ngựa
Mã bảo là tên gọi loại sỏi kết lại trong dạ dày hoặc ruột con ngựa. Khi giết ngựa, moi trong dạ dày, ruột thấy có sỏi thì lấy ra sửa sạch, phơi khô chỗ mát là được.

Mã bảo phần nhiều hình cầu, hình trứng hay hình tròn dẹt to nhỏ không đều. Có hòn nặng 2-2,5 kg, có hòn một vài trăm gam. Đường kính 6-20 cm. Mặt ngoài màu xanh trứng hoặc màu trắng gio, nhẵn, thường có vân nhỏ hỗn loạn hoặc lồi lõm, chất cứng, nặng. Mặt vỡ màu trắng gio nhưng có lớp vân đồng tâm mỗi lớp dày 0,3-1 cm, đồng thời có nhiều vân nhỏ chi chít màu đen gio, nháp, không phẳng, không mùi, vị nhạt.

Mã bảo vị ngọt, mặn, hơi đắng, có tác dụng trấn kinh (chống co giật), hóa nhiệt đàm, thanh can, não. Chủ trị: Chữa điên cuồng, kinh giản (động kinh), cầm nôn mửa. Liều dùng: 0,3-0,9 g. Nghiền thành bột cho uống. Nếu tạng can, đảm không có nhiệt tà, nhiệt đàm thì không nên dùng.

DS. Phạm Hinh


Theo Sức Khỏe & Đời Sống, VNE