Hiển thị các bài đăng có nhãn Ăn Uống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ăn Uống. Hiển thị tất cả bài đăng
Món ngon kiểu Địa Trung Hải mà không sợ tăng cân

Món ngon kiểu Địa Trung Hải mà không sợ tăng cân

1. Đậu gà 
Loại thực phẩm này được sử dụng trong hầu hết các món ăn Địa Trung Hải. Đậu gà rất tốt cho sức khỏe bởi chúng chứa nhiều chất xơ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn ngừa bệnh tim hiệu quả.

Ăn kiểu Địa Trung Hải ngon mà không sợ tăng cân - 2
2. Cà tím
Một nguyên liệu quan trọng khác trong chế độ ăn Địa Trung Hải là cà tím bởi chế độ ăn truyền thống của họ không thường sử dụng rất nhiều các loại thịt.
Ăn kiểu Địa Trung Hải ngon mà không sợ tăng cân - 3

3. Dầu ô liu 
Dầu ô liu cũng là một nguyên liệu không thể thiếu được trong chế độ ăn Địa Trung Hải. Nó giàu chất béo bão hòa đơn và đồng thời giúp chống lại các bệnh tim.
Ăn kiểu Địa Trung Hải ngon mà không sợ tăng cân - 4
4. Các loại ớt chuông 
Các loại ớt chuông thường xuất hiện trong bữa ăn của vùng Địa Trung Hải. Chúng được chế biến theo nhiều cách như trộn salad, nhồi nhân rồi bỏ lò hoặc xào… tùy khẩu vị và sở thích của bạn. Ớt chuông rất tốt cho sức khỏe của bạn bởi chúng chứa nhiều vitamin.
Ăn kiểu Địa Trung Hải ngon mà không sợ tăng cân - 5
5. Cà chua 
Bên cạnh những nguyên liệu trên, cà chua cũng là thực phẩm thường được người vùng Địa Trung Hải chế biến trong bữa ăn. Chúng rất có lợi cho sức khỏe và đồng thời được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư nhất định.
Ăn kiểu Địa Trung Hải ngon mà không sợ tăng cân - 6
Theo Gia Minh (Tiền Phong)

Lươn - vị thuốc bổ huyết, chống suy nhược

Lươn còn gọi là thiên ngư, trường ngư - một trong “bốn món tươi ngon dưới sông” (tứ đại hà tiên), là “sâm động vật dưới nước”. Lươn tính ôn, vị ngọt, có công hiệu bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt; thích hợp với các chứng lao lực, ho hen, tiêu khát, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, viêm tai giữa, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt.

Y học hiện đại chứng minh rằng lươn vàng còn có thể trị được bệnh tiểu đường và tăng cường trí nhớ, là thức ăn bồi bổ rất tốt cho người có lượng đường trong máu cao và người lao động trí óc. Đầu lươn tính ôn bổ não.

Một số món ăn từ lươn có tác dụng chữa bệnh
Chữa tiêu chảy ở trẻ em (ngày đi đại tiện 5-6 lần, phân chua, hoặc thối khắm): Lươn 125 g, kê nội kim 5 g, hoài sơn 10 g, gừng tươi 2 lát. Lươn làm sạch xào với gừng cho thơm, tưới ít rượu, cho nước vừa đủ rồi cho kê nội kim (màng mề gà) và hoài sơn vào. Dùng lửa lớn rồi hạ nhỏ đun một giờ, cho gia vị. Trẻ nhỏ uống phần nước.

Chữa khí huyết hư nhược sau khi sinh và bệnh lâu mới khỏi: Lươn 250 g, gia vị đủ dùng, lươn bỏ ruột, rửa sạch chặt ra từng khúc ướp rượu, cho vào nồi hấp chín, lấy ra dùng.

Chữa trẻ biếng ăn, ăn không tiêu, mồ hôi trộm: Lươn 1 con (250-300 g), kê nội kim 6g, hành, gừng, nước tương, muối, rượu vang, bột ngọt vừa đủ. Lươn làm thịt, bỏ nội tạng rửa sạch, cắt đoạn dài 6 cm, kê nội kim rửa sạch, bỏ vào bát sứ cùng thịt lươn thêm hành, gừng, rượu, muối, nước tương dùng lửa lớn chưng chín, rắc bột ngọt vào trộn đều là được.

Chữa trẻ em suy dinh dưỡng (bụng ỏng, đít beo, phân sống, gầy còm, biếng ăn): Thịt lươn 300 g; đương quy, đẳng sâm, gừng tươi mỗi thứ 15 g; hành tây 25 g, muối ăn vừa đủ. Lươn rửa sạch, thái sợi, đương quy và đẳng sâm cho vào túi vải, bỏ vào nồi cùng thịt lươn, đổ nước nấu trong 1 giờ, vớt bỏ túi thuốc, gia hành, gừng, muối, nấu thêm 1 giờ nữa là được. Ăn thịt lươn và nước.

Chữa khí huyết hư nhược, gân cốt rã rời, mỏi mệt vô lực: Lươn 250 g, đẳng sâm 25 g, đương quy 15 g, gân bò 30 g. Lươn bỏ ruột rửa sạch, chặt thành khúc, lấy một cái nồi đất sạch cho lươn, đẳng sâm, đương quy, gân bò vào, thêm lượng nước thích hợp đun lên, sau khi chín thì bỏ ra ăn.

Bổ thần kinh, bổ âm mát gan, thanh nhiệt trừ thấp, phòng chữa viêm gan: Lươn 2 con (mỗi con 300 g); gia vị; nhân trần 30 g; râu ngô, lá dâu, đẳng sâm, táo nhân, huyền sâm, xa tiền tử mỗi vị 15 g. Sắc thuốc lấy nước. Làm lươn sạch chặt khúc 2 cm, bỏ xương sống, khía, rửa qua nước muối, đổ nước thuốc, lươn, gia vị, nấu lửa nhỏ cho chín rồi ăn nóng.

Chữa lòi dom, trĩ, sa tử cung do khí hư: Lươn to một con, bỏ ruột, nấu với nước cùng 10 g đẳng sâm cho nhừ để uống nước là chính. Nêm gia vị, có thể thêm gừng.

Tiểu tiện ra máu do âm hư hỏa vượng: Lươn 250 g bỏ ruột thái mỏng. Mướp đắng 250 g. Nấu với nước vừa dùng. Ngày chia ăn 2 lần.

Chữa suy nhược, thở dốc, đầu váng mắt hoa: Lươn 250 g, thịt chó nạc 100g, hoàng kỳ 15 g, đại táo 50 g (bỏ hạt). Hầm chín để ăn.

Bổ trí não cho người lao động trí óc: Đầu lươn 75 g, thịt quay 15 g, lõi cải 15 g, củ tỏi 5 g, dầu ăn 25 g, rượu 5 g, mỡ gà 3 g. Thịt thái lát, lõi cải thái. Rán qua đầu lươn, cho rượu, gia vị nấu đặc sánh rồi cho lõi cải, thịt đun lại cho sôi để ăn. Đầu lươn còn nấu om với thịt ba chỉ, chân gà, cánh vịt, nấm hương, tỏi gừng, thích hợp với người già khí huyết hư, lú lẫn.

Chữa bệnh đường huyết cao, trí nhớ giảm sút: Lươn sốt cà chua để ăn.

Phụ nữ viêm vú căng tức đau nhức: Da lươn đốt tồn tính, tán bột uống với rượu. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng.

Sốt rét, thiếu máu: Lươn xào với rau sam.
Bồi dưỡng cho người già, trẻ em gầy yếu, sản phụ sau sinh: Vài con lươn to, mổ bụng bỏ ruột, rút chỉ máu dọc sống lưng: Dùng muối làm sạch ướp nước tương, gừng, xì dầu, ít rượu trắng. Chờ cơm sắp cạn trải đều lươn trên mặt cơm, hấp cho chín. Ăn nóng.


Theo Sức Khỏe & Đời Sống, VNE

Các thực phẩm tăng cường sức khỏe đường ruột

Gạo nguyên chất: giàu chất xơ, giúp phòng tránh các vấn đề về hệ tiêu hóa do chứa nhiều protein, carbohydrate, khoáng chất, vitamin B.

Trong gạo nguyên chất có một số chất phytochemical mà các nhà khoa học phát hiện là thành phần quan trọng trong cơ thể giúp phục hồi các tế bào bị hư hại, chống lại các bệnh về đường ruột, bệnh ung thư và tim. Quá trình xử lý gạo đã làm mất đi các chất quan trọng này.

- Chuối: các nghiên cứu cho biết những thức ăn giàu kali như chuối có thể giúp giảm nguy cơ đột quị. Kali cũng đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chức năng của các cơ, tim và thần kinh. Ăn chuối trước khi ngủ sẽ có được giấc ngủ ngon vì chuối giúp giảm nồng độ serotonin. Chuối giúp duy trì sức khỏe đường ruột và là nguồn năng lượng tăng cường khá tốt cho những bữa ăn vội.  

K.NHUNG

Theo Yahoo Health, TTO

Các món ăn bài thuốc chữa động kinh

Trám xanh 500 g, đập vụn, thêm nước trong, cho vào nồi đất đun sôi 15 phút, lấy trám ra. Bỏ hạt giã nát, cho vào nước luộc lại, đun nửa giờ, nhỏ lửa bỏ bã, lấy nước đặc như cao, thêm vào 24 g bột phèn chua, trộn đều dùng. Ngày uống 2 lần sáng và tối, mỗi lần uống 9 g với nước đường khi no bụng. Dùng cho người động kinh đờm đục, đờm nhiệt.

Trám tươi không kể số lượng, bỏ hạt, chấm bột phèn chua ăn, mỗi ngày 2 lần, đại táo mười quả nấu lấy nước chiêu uống. Dùng cho người động kinh đờm đục, đờm nhiệt.

Trám tươi 20 quả, giã vụn, sắc nước, lửa to đun sôi, sau đó ninh nhỏ lửa 20 phút. Bỏ bã, đập vào một quả trứng gà, đun chín không cho gia vị, ngày 1 lần. Dùng cho người động kinh lâu ngày, cơ thể hư yếu, đờm nhiều.

Não dê 1 bộ, dùng nước sôi trần qua, bỏ màng gân ở bề mặt, thêm 12 g long nhãn nhục, 9 g trần bì, ninh chín nhừ chia lần ăn. Dùng cho người động kinh, tim lách đều hư, đờm đục ngưng ở trong.

Hoài tiểu mạch 150 g, hồng táo 10 quả, thêm nước vừa đủ, nấu cháo dính đặc, thêm chút mạch nha. Ngày chia 2 lần ăn hết. Dùng cho người bệnh tim lách đều hư.

Ba ba 1 con, giết mổ rửa sạch, thêm cẩu kỷ tử 15 g, trần bì 9 g, thêm nước ninh tới chín nhừ, chia bữa ăn. Nửa tháng ăn một lần. Dùng cho người gan thận âm hư.

Gà mái vàng 1 con, giết mổ rửa sạch, bỏ nội tạng, cho 50 g hạt dẻ sống vào trong bụng gà, thêm nước ninh cho tới khi hạt dẻ chín nhừ, chia bữa dùng ăn. Dùng cho người thiểu năng tỳ thận. Không nên ăn những món sống lạnh, hạn chế rượu và đồ biển tươi để tránh tổn thương lách, dạ dày mà lưu ẩm thành đờm.

Ngoài ra, người bị động kinh nên chọn những thức uống mát, thanh nhiệt, có thể làm mát tim, mật, sạch nhiệt, tiêu đờm. Người động kinh cơ thể hư yếu, nên tăng cường dinh dưỡng, bổ sung protein và nhiệt lượng đầy đủ, có thể chọn thịt dê, ba ba trứng.
Chú ý: Một đồng cân ta bằng 4 g; một lạng ta bằng 40 g.

Ăn nhiều khoai tây làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Nghiên cứu tiến hành trên gần 85.000 phụ nữ được đăng trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng (Mỹ) số ra tháng 2-2006.

Khoai tây vốn được cho là có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên chúng cũng chứa nhiều glycemic index (GI) - nguyên nhân làm tăng nhanh hơn và nhiều hơn lượng đường trong máu. Theo thời gian, sự gia tăng này có thể phá hủy các tế bào tuyến tụy giúp sản sinh hormone insulin cần thiết cho chuyển hóa đường trong máu.

Những người lớn tuổi quá cân hay ít vận động có thể đặc biệt bị ảnh hưởng của những thực phẩm cao GI do họ thường có hiện tượng kháng chất insulin cơ bản, một dấu hiện nhận biết của bệnh tiểu đường.

Thomas L. Halton, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết ông và cộng sự đã phát hiện những phụ nữ ăn nhiều khoai tây nhất có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 14% so với những người ăn món này ít nhất trong vòng 20 năm. Đặc biệt những phụ nữ ăn nhiều cá hồi kiểu Pháp nhất - món thường được ăn chung với khoai tây rán - có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đến 21% so với những người ăn món này ít nhất.

Gạo nguyên chất (gạo chưa xát) cũng như rau cải giàu chất xơ, trái cây, các sản phẩm bột mì trắng và rau đậu có ít GI hơn khoai tây, vì vậy ăn những món này thay cho khoai tây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

T.VY (Theo Reuters)

Theo Tuổi trẻ Online