Hiển thị các bài đăng có nhãn bí quyết nấu ăn ngon. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bí quyết nấu ăn ngon. Hiển thị tất cả bài đăng
Bí quyết nấu ăn ngon mỗi ngày

Bí quyết nấu ăn ngon mỗi ngày

bí quyết nấu ăn ngon
Có những công việc bạn đều làm mỗi ngày nhưng chưa chắc đã đạt hiệu quả cao nếu không nắm được các bí quyết của công việc đó.
Nấu ăn là một ví dụ, nhất là trong những dịp lễ, Tết, ai cũng muốn tự tay mình chuẩn bị một bữa cơm ngon cho cả nhà hoặc đãi khách. Xin mách bạn một vài bí quyết nấu ăn ngon mà có thể bạn chưa biết.
Muốn cháo không bị trào ra ngoài nồi khi sôi, cho vào cháo một ít dầu ăn, mùi vị càng thơm ngon hơn.
Nên đun sôi nước trước khi cho gạo vào vì trong nước máy có chất làm cho hao tổn vitamin B1 trong gạo.
3. Luộc mì sợi:
Không nên để nước sôi sùng sục mới cho mì vào vì như vậy mì chín không đều. Nên cho mì vào lúc nước bắt đầu nổi bọt lăn tăn, đảo qua vài lần, đậy vung cho tới khi sôi rồi đổ thêm ít nước lạnh, sau khi nước sôi lại thì nhắc xuống.
luộc mì sợi
4. Xào thịt, cá:
Nên dùng dầu thực vật, vì trong dầu có chất khử mùi tanh, còn xào rau thì nên dùng mỡ heo, rau xào sẽ thơm, ngon và đẹp mắt hơn.
xào thịt
5. Nêm muối:
Nếu là các loại củ thì nên nêm muối sớm hơn để muối thấm vào, còn nếu là rau thì nêm trước khi nhắc xuống để giữ được các chất dinh dưỡng và rau không bị nhũn.
6. Nêm xì dầu:
Nếu nêm sớm món xào sẽ có vị chua vì lượng đường trong xì dầu bị phân giải khi gặp nhiệt độ cao, nên nêm xì dầu trước khi nhắc xuống.
nêm xì dầu
7. Nêm bột ngọt hợp lý: Sau khi đã múc đồ ăn ra tô hoặc đĩa (còn nóng) thì mới nêm bột ngọt, nêm sớm sẽ gây ra chất độc hại cho sức khoẻ. Không nên cho trực tiếp bột ngọt vào thức ăn mà nên hoà tan vào một ít nước xào hoặc nước canh rồi mới trộn chung vào.
nêm bột ngọt
8. Cách nêm các gia vị: Theo nguyên tắc loại nào lâu thấm thì nêm trước. Ví dụ như phải nêm muối và đường thì đường nêm trước rồi mới tới muối, sau đó là giấm, xì dầu, nước mắm, cuối cùng là bột ngọt. Các gia vị có mùi hương đặc trưng như xì dầu, nước mắm thời gian nấu càng ngắn càng tốt.
nêm các gia vị
9. Dùng nước khi chiên, xào:
Khi xào thịt, phải đảo nhanh tay và chế thêm chút nước, thịt sẽ mềm và ngon hơn. Còn khi chiên có thể pha nước vào dầu theo cách: đun sôi 3 phần nước rồi đổ một phần dầu từ từ vào, chờ khi dầu đã nổi hoàn toàn trên mặt nước thì bỏ đồ cần chiên vào.
10. Cách chưng, hấp cá: Ðập một quả trứng và thoa đều lên cá, cá sẽ hấp thụ các chất trong trứng và thức ăn trở nên ngon, bổ hơn.
Các mẹo nấu ăn ngon cho đầu bếp

Các mẹo nấu ăn ngon cho đầu bếp

học nấu ăn với bí quyết đầu bếp 3

Dạy Học Nấu ĂnNhiều khi trong quá trình nấu ăn chúng ta lỡ tay trong việc nêm nếm thức ăn khiến món ăn trở nên quá mặn hoặc quá ngọt. Dưới đây là một vài bí quyết hữu ích cho các đầu bếp trong công việc nấu ăn ngon hằng ngày.

Giảm vị mặn của thức ăn
Cho vào món ăn bị mặn một muỗng đường và một muỗng giấm táo để giảm bớt độ mặn trong những món có độ lỏng như canh, súp. Khoai tây sống cũng là một nguyên liệu giúp giải quyết tình trạng nêm nếm quá tay của bạn. Chỉ cần cho một vài lát khoai tây vào món ăn, chúng sẽ hút bớt lượng muối thừa.
Giữ màu cho thực phẩm
Để khoai tây không bị thâm trong quá trình đun nấu, bạn hãy cho thêm vài giọt nước cốt chanh. Một ít sữa tươi hoặc vài giọt giấm là cách để bạn giữ được màu trắng của bông cải trắng khi nấu chúng.
học nấu ăn với bí quyết đầu bếp 1
Giảm bớt chất béo
Để lấy bớt lượng mỡ trong các món canh, súp hoặc món hầm, có thể dùng những cách sau để nấu ăn ngon:
- Cho một vài lá rau diếp xoăn lên trên mặt của nồi canh, súp đang nấu. Rau diếp sẽ hút hết lượng chất béo dư thừa.
- Thả một vài cục đá nhỏ vào món ăn, khuấy đều để chất béo bị hút vào đá và nhanh tay vớt đá ra ngay trước khi chúng tan hết thành nước.
học nấu ăn với bí quyết đầu bếp 2
- Cắt vài miếng màng bọc thực phẩm, vò chúng lại và dùng miếng bọc nhựa này khuấy nhẹ trên bề mặt của món ăn có nhiều dầu, mỡ. Chất béo thừa sẽ bị hút vào lớp bọc nhựa.
- Đợi món ăn nguội hẳn thì cho chúng vào ngăn mát tủ lạnh. Sau vài tiếng, phần dầu, mỡ thừa trên mặt sẽ bị đông đặc lại và bạn có thể dễ dàng vớt bỏ chúng.
Chữa thức ăn quá ngọt
Nếu lỡ tay cho quá nhiều đường hoặc nguyên liệu sử dụng để nấu món ăn có chứa nhiều đường, bạn hãy cho thêm chút muối vào món ăn để giảm bớt độ ngọt. Giấm táo cũng có thể giúp làm món ăn bớt ngọt.
Mẹo luộc bắp
Không cho muối vào nồi bắp đang luộc, vì muối sẽ làm cho bắp bị cứng. Thay vào đó, hãy cho một ít đường để bắp ngọt và ngon hơn.
học nấu ăn với bí quyết đầu bếp 3
Nấu bắp bằng lò vi sóng: nếu không có thời gian luộc bắp như bình thường (mất khá nhiều thời gian), bạn có thể cho bắp vào vật đựng (loại dùng cho lò vi sóng) rồi cho một một muỗng canh nước. Tiếp tục cho hộp đựng bắp vào túi nhựa có khóa kéo và đặt chúng vào lò rồi bật chế độ nhiệt cao, nấu trong vòng hai phút. Nếu bắp chưa chín, có thể nấu thêm trong khoảng 30 giây nữa.

Xem các bí quyết khác: 
Bí quyết để có nồi cháo ngon

Học nấu ăn với các món ngon từ trứng

Học nấu ăn với các món ngon từ trứng

Học nấu ăn với các món ngon với trứng 2

Học Nấu ĂnLà người đầu bếp, điều quan trọng nhất là cần có sự sáng tạo trong từng món ăn. Thêm chút sáng tạo và tỉ mỉ với trứng, bạn sẽ tạo nên các món ăn mới lạ và bổ dưỡng.
Dưới đây, Trường dạy nấu ăn Hướng Nghiệp Á Âu xin chia sẻ với các bạn công thức các món ăn ngon từ trứng.
>>Cách làm bánh “Trứng cuộn khoai tây” ngon

Trứng gói nhân ngũ vị
Nguyên liệu:
Tôm sú: 100gr
Thịt nạc: 100gr
4-5 tai nấm mèo, 2 quả trứng gà, 1 muỗng cà phê bột bắp, 1 củ hành tây, 1 chén bắp Mỹ, dầu ăn, gia vị, hành lá
Học nấu ăn với các món ngon với trứng 1
Cách nấu ăn ngon
Tôm, thịt nạc băm nhỏ, ướp hạt nêm, nước mắm. Nấm mèo ngâm nở mềm, băm nhỏ với hành tây và hạt bắp Mỹ. Phi tỏi cho thơm, xào nấm mèo, hành tây, bắp Mỹ trước sau đó cho tôm thịt vào xào chung đến khi chín mềm.
Cho 1 muỗng cà phê bột bắp hòa với chút nước cho tan, đập trứng gà vào đánh đều cho thêm chút hạt nêm. Chiên trứng mỏng, tròn. Hành lá trụng nhanh để giữ màu xanh và độ dai. Cho 1 muỗng nhân vào giữa miếng trứng chiên, túm miệng và dùng hành lá cột lại. Xếp trứng chiên đã gói nhân ra đĩa và thưởng thức.
Cơm cuộn trứng và thanh cua
Khởi đầu một ngày mới với cách nấu ăn món cơm cuộn trứng và thanh cua nhiều dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng cho buổi sáng làm việc đầy hứng khỏi.
Học nấu ăn với các món ngon với trứng 2
Nguyên liệu:
Thanh cua: 100gr
Cải bó xôi, ngò tây: 50gr
3 quả trứng, 1 chén cơm, tương ớt, ½ củ hành tây, nước tương, dầu ăn, bơ.
Cách làm của đầu bếp giỏi:
Hành tây xắt hạt lựu. Cải bó xôi xay nhuyễn, lọc lấy nước, trộn với cơm để tạo màu xanh. Đun nóng chảo, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, ít bơ, phi thơm hành tây. Cho cơm vào đảo đều, nêm ít hạt nêm, đường, tiêu, chiên cho hạt cơm săn lại.
Đập trứng ra tô nhỏ, nêm ít hạt nêm, tiêu, đánh tan. Đun một chảo nhỏ, rưới ít dầu ăn, chảo nóng cho trứng vào tráng một lớp mỏng. Lấy trứng ra đĩa, để nguội. Trải lớp trứng ra thớt sạch, cho cơm trải đều lên trứng, đặt phần thanh cua ở giữa, cuộn đều.
Xắt cơm cuộn thành từng cuốn khoảng 3cm. Bày ra đĩa, trang trí ngò tay, cà chua bi. Thưởng thức kèm tương ớt, nước tương.
Cơm chiên trứng muối
Món cơm chiên đơn giản nhưng đẹp mắt và đậm đà vị trứng muối chắc chắn sẽ làm bạn thích thú mê ngất ngây khi ăn muỗng đầu tiên.
Học nấu ăn với các món ngon với trứng 3
Nguyên liệu:
1 bát cơm trắng, 4 nấm hương, 2 lòng đỏ trứng muối, 1 nhánh tỏi, 2 muỗng canh dầu ăn, 1 nhánh rau mùi, hạt nêm, nước mắm.
Cách làm:
Tỏi đập dập. Nấm hương ngâm nước cho nở, thái chỉ. Trứng muối luộc chín, bóc vỏ, lấy lòng đỏ nghiền mịn.
Cho khoảng 3 muỗng canh dầu ăn vào chảo, xào nấm hương với khoảng 1 muỗng canh nước mắm, để qua một bên.
Cho tiếp dầu ăn vào chảo, phi tỏi thơm, cho lòng đỏ trứng muối vào đảo nhanh tay. Cho tiếp cơm vào chảo đảo đều cho đến khi hạt cơm săn lại. Nêm thêm khoảng 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê hạt nêm cho vừa ăn. Cho tiếp nấm hương vào đảo đều. Xúc xơm ra bát, trang trí với một nhánh mùi. Dùng nóng.

Cách nêm gia vị hợp lý khi nấu ăn

Cách nêm gia vị hợp lý khi nấu ăn

học nấu ăn khi nêm gia vị

Học nấu ăn OnlineLà người đầu bếp, bạn phải biết cách nêm nếm gia vị như thế nào cho hợp lý.
Sử dụng gia vị để nêm nếm hay tạo mùi hương cho món ăn không đơn thuần “cứ cho vào là được” mà phải canh thời gian đun nấu thích hợp bởi vì có những loại gia vị đun lâu sẽ mất chất, thậm chí còn chuyển thành chất độc.

Dưới đây là vài lưu ý khi học nấu ăn với một số loại gia vị phổ biến.
Muối
Tùy món mà cho muối vào thức ăn trước hay trong khi nấu. Nếu cần thịt đậm đà, không bị giảm độ ngọt của thịt, nên cho muối trước. Ngược lại, khi nấu canh, cần vị ngọt từ xương thì nên nấu một lúc cho nước canh ngọt mới nêm muối. Với món xào, hãy cho muối vào dầu, khoảng một phút sau mới cho thực phẩm vào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.
học nấu ăn khi nêm gia vị
Nước mắm
Nước mắm có hương vị đặc biệt, vì thế không nên đun lâu. Với món canh thì cho nước mắm vào rồi bắc ra ngay. Với canh cua, nên nhấc canh ra khỏi bếp rồi mới nêm để bảo toàn chất đạm trong nước mắm.
Đường
Khi cho đường vào các món chiên hay nướng, món ăn rất dễ cháy, khét. Do đó, khi ướp, nên cho ít đường. Nếu muốn món ăn có vị ngọt hơn, hãy làm riêng phần nước xốt hoặc phết mật ong lên khi món ăn gần chín. Khi nấu món ăn có đường, tránh để món ăn khô cạn, dễ bị dính đáy và cháy món ăn.
học nấu ăn khi nêm gia vị đường

Hạt tiêu
Nếu cho tiêu vào thức ăn trước khi nấu, tiêu dễ biến thành chất độc gây ung thư. Do đó, tốt nhất hãy rắc tiêu khi thức ăn đã chín.
 Rượu trắng
Một số món ăn, người ta hay cho rượu để khử mùi tanh và tạo hương thơm đặc biệt. Khi đun nấu thì không nên cho hết một lần rượu vào món ăn mà chỉ nên cho phân nửa, phần còn lại cho tiếp khi thức ăn gần chín mới.

Cách nấu Canh chua Nam Bộ ngon, đậm đà hương quê

Cách nấu Canh chua Nam Bộ ngon, đậm đà hương quê

học nấu ăn canh chua nam bộ 1

Học nấu ăn ngon - Mỗi lần Tết đến hoặc đi xa trở về quê cũ, nếu được thưởng thức món canh chua, thưởng thức món ngon từ các loại rau sau vườn, lòng ta sẽ dậy lên nỗi nhớ khôn nguôi.
Canh chua là kết hợp của nhiều loại rau, mỗi loại đều là một vị thuốc nhằm điều chỉnh sự mất quân bình âm dương trong cơ thể, đồng thời góp phần kích thích tiêu hóa, làm cho món canh thêm ngon miệng.
Có tới hàng chục cách học nấu ăndạy nấu ăn và cách sử dụng nguyên liệu khác nhau cho nồi canh chua. Các bà nội trợ hay dùng chanh, me, giấm. Với người sành điệu, những đầu bếp tài hoa bao giờ cũng coi nồi canh chua như một “thang thuốc” với đủ thành phần dinh dưỡng và các vị mặn, ngọt, chua, cay, nồng nên đã dày công nghiên cứu, chọn ra nguyên liệu, gia vị hoàn toàn Việt. Người thưởng thức chỉ nếm thôi cũng đủ biết tay nghề của thợ nấu thế nào.

Ngoài chanh, me, giấm, vị chua của nồi canh có thể đến từ cơm mẻ, lá giang, lá cóc, trái giác, xoài non, chùm ruột, khế… Chẳng hạn, canh chua cá lóc, hấp dẫn nhất là nấu ăn ngon với cơm mẻ, canh tôm, cua nấu với me phải là thứ me non. Còn cá trê, cá ngát mà nấu với bần thì được xếp vào mức ngon nức tiếng. Lươn nấu chua với đọt cóc, gà nấu với lá giang, cá rô, cá chép nấu với trái giác, cá linh non nấu với bần… đều là những món khi đã ăn thì khó mà quên được. Ngoài ra, người dân quê còn có sáng kiến tôm nấu với trứng kiến vàng, cá nấu với dưa môn… mùi vị thơm ngon độc đáo.
Tất cả các loại trái và lá rừng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, nhưng mỗi thứ có vị chua, độ chua khác nhau, tạo nên hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Vị chua chua, dìu dịu của lá giang hòa quyện với vị ngọt đậm của thịt gà sẽ làm nồi canh chua gà nấu lá giang có mùi thơm kỳ lạ, cá linh non nấu với trái bứa thì trên cả tuyệt vời.
Muốn làm đầu bếp thì khi nói đến nồi canh chua mà bỏ quên vai trò của rau thơm thì quá bất công. Bởi vì dù thịt cá ngon cỡ nào, người đầu bếp khéo léo đến đâu mà thiếu ngò om, húng chanh, ngò gai, húng quế… coi như nồi canh đó chẳng còn ý nghĩa gì. Các loại rau nêm ngoài mùi thơm, kích thích vị giác còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thực, lợi tiểu và chống được vi khuẩn. Mới nhìn nồi canh chua đẹp mắt, hài hòa với đầy đủ ngũ sắc (đen, đỏ xanh, trắng, vàng) và ngũ vị (mặn, béo, chua, cay, ngọt) cũng đủ tác động vào mọi giác quan, giúp người ta chưa ăn đã thấy ngon.

>>>Cách nấu món “Canh sườn củ sen” ngon ăn ấm bụng
Bí quyết để có nồi cháo ngon

Bí quyết để có nồi cháo ngon

bí quyết nấu cháo

Học Nấu Ăn Online - Trong những ngày trời mưa lạnh hay cơ thể đang cảm sốt, một bát cháo nóng hổi hấp dẫn sẽ đem lại sự ngon miệng.
Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn dễ dàng nấu ăn ngon với một nồi cháo nóng cho các thành viên trong gia đình.
Nấu cháo mau nhừ
Khi nấu cháo đậu xanh có trộn thêm gạo, muốn cháo mau nhừ, bạn chỉ cần giã một ít phèn chua cho vào. Cách làm này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nhiên liệu.
Để cháo trắng thơm ngon hơn
Nhiều người cho rằng, cháo trắng nấu thế nào cũng vẫn nhạt, nhưng thật ra, cháo trắng cũng có hương vị riêng của nó. Bí quyết của đầu bếp hay dùng để cháo trắng thơm hơn là trước khi tắt bếp họ sẽ  cho vào nồi cháo một vài lát vỏ quýt rồi vớt ra. Thử làm cách này xem, chắc hẳn món cháo sẽ có hương vị quyến rũ hơn hẳn.
Nấu cháo không bị trào
bí quyết nấu cháo 2

Để hạn chế cháo bị trào trong lúc nấu, ngoài việc canh lửa vừa, bạn cũng cần lưu ý thời gian cho gạo vào. Không nên cho gạo vào ngay nước lạnh rồi đun hay cho vào lúc nước đã sôi mà nên cho lúc nước ở nhiệt độ từ 50-60 độ. Bạn cũng nên cho vào gạo ít muối khi nấu.
Nấu cháo bằng bình thủy (phích nước)
Đây là cách dân gian hay dùng, nhất là khi cần thăm nuôi bệnh nhân trong bệnh viện, điều kiện nấu nướng không có. Lúc này, chỉ cần vo một ít gạo (gạo chiếm ¼ phích), sau đó rót nước đang sôi sùng sục vào phích (không rót đầy, tránh tình trạng khi gạo nở bị trào), sau đó đậy nắp lại và để vài tiếng đồng hồ, cháo sẽ nhừ và vẫn còn nóng. Khi đó, chỉ cần trút cháo ra và dùng như bình thường.
Nấu cháo bằng cơm nguội
Tận dụng cơm đã chín để nấu cháo cũng là một cách tiết kiệm thời gian. Lưu ý, trước khi nấu, hãy dội cơm qua nước lạnh, cháo sẽ không bị dính, cháy. Cháo nấu ra sẽ ngon không kém nấu bằng gạo.