Hiển thị các bài đăng có nhãn SỨC KHỎE HỌC ĐƯỜNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SỨC KHỎE HỌC ĐƯỜNG. Hiển thị tất cả bài đăng

Vận động nói không với khói thuốc học đường

Tại Việt Nam, thì theo số liệu của Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mỗi năm có trên 5 triệu người bị chết vì thuốc lá và các tác nhân liên quan tới thuốc lá. Nếu không kịp thời có những biện pháp kiểm soát, ngăn chặn việc hút thuốc lá, đặc biệt là trong lứa tuổi thiếu niên thì số người chết do hút thuốc lá ngày càng tăng.

Nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của giống nòi và sức khỏe của nhiều thế hệ người Việt Nam trong tương lai. ảnh minh họa/ Internet Một thực trạng hiện nay rất đáng báo động là số người hút thuốc ngày càng trẻ hóa, và hình ảnh những cậu học trò mới học cấp II, trên vai vẫn đeo khăn quàng đỏ, mà trên môi đã phì phèo điếu thuốc gần như hiện diện ở khắp mọi nơi. Theo báo cáo, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi 13-15 hút thuốc lá là 10,4-22,9%, trong đó có khoảng 5-8% số học sinh được khảo sát vẫn đang hút thuốc lá. Có đến 44% nam sinh và 12% nữ sinh bậc THPT ở TP HCM có thói quen tai hại này. Đây là kết quả một nghiên cứu do Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Thành phố thực hiện tại 27 trường THPT trên địa bàn thành phố thực hiện. Có đến 17% hút 6-10 điếu/ngày, 6% hút 11-19 điếu/ngày, nhiều em hút mỗi ngày trên 20 điếu. Điều đáng sợ là có đến 15% học sinh cho rằng hút thuốc lá là hành vi bình thường, không có gì đáng phê phán. Thuốc lá rất dễ nghiện nhưng đã nghiện lại rất khó bỏ. Các em học sinh cũng chưa hình dung hết khi đã nghiện thuốc lá không những phải mang theo suốt đời gánh nặng bệnh tật mà còn mang theo suốt đời gánh nặng kinh tế. Theo báo cáo của Hiệp hội Thuốc lá cho thấy, số tiền người dân bỏ ra mua thuốc lá năm 1998 là 5.000 tỷ đồng, đến năm 2002 đã là 10.400 tỷ đồng; năm 2007 là 14.000 tỷ đồng. Số tiền đó gần bằng số tiền chi cho y tế và gần bằng mức chi cho giáo dục tính theo đầu người. Chính vì vậy, cần phải đưa những nội dung về tuyên truyền phòng chống thuốc lá vào trường học và xem đây là công tác trọng tâm để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học sinh hút thuốc lá. Để làm được điều đó, cần trang bị cho học sinh các kỹ năng từ chối lời mời hút thuốc từ bạn bè hoặc mọi người. Tuyên truyền phòng chống thuốc lá trong học đường. Thông qua các hoạt động của đoàn thanh niên, lồng ghép nội dung về tác hại của thuốc lá. Phê bình giáo dục những học sinh lén lút hút thuốc hoặc lôi kéo bạn hút. Mỗi buổi chào cờ đầu tuần cần nhắc nhở qui định cấm hút thuốc của nhà trường. Các giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm cần lưu ý phân tích hoặc tâm tình với học sinh về tác hại của khói thuốc lá, giúp đỡ các em đã chớm nghiện bỏ thuốc lá sớm. Các ngày trong tuần nên có đội cờ đỏ kiểm tra phát hiện các bạn hút thuốc lá. Tổ chức các diễn đàn hoặc sân khấu hóa về tác hại của thuốc lá. Tuyên truyền tới học sinh quyết định 1315/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường thực hiện công ước khung về phòng chống tác hại của thuốc lá” đã có hiệu lực từ ngày 1.1.2010. Giáo dục các thế hệ học sinh nói “không” với thuốc lá, chúng ta sẽ có nhiều thế hệ công dân khỏe mạnh, trí tuệ, có lối sống văn minh lành mạnh và bớt đi được nhiều gánh nặng cho gia đình và xã hội. Muốn vậy, nhà trường cần tăng cường giáo dục và quyết liệt ngăn chặn sớm. Gia đình và xã hội cùng phối hợp để bảo vệ con em mình không cho sa đà vào hút thuốc. Cũng cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc những người vi phạm. Nhà trường, cũng như gia đình và xã hội cùng đồng loạt chung tay phòng chống tác hại của thuốc lá thì việc giảm thiểu tỷ lệ học sinh, sinh viên hút thuốc lá là có tính khả thi. Đây phải là khẩu hiệu mà tất cả các nhà trường nên treo ở chỗ dễ nhìn thấy nhất bởi ích lợi to lớn và lâu dài của một môi trường học đường trong sạch không có khói thuốc lá. Có như vậy thì việc phấn đấu để có một môi trường học đường “xanh, sạch, đẹp” mới trọn vẹn đầy đủ. Đây phải là công việc cấp bách của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội, mới mong ngăn chặn được những ảnh hưởng của thuốc lá. (Số liệu thống kê từ các báo, và WHO).

Hãy cai thuốc lá ngay hôm nay với Boni Smok
Tỉ lệ nghiện thuốc lá cao hơn heroin và gần gấp đôi cần sa. Và hầu hết những người hút thuốc lá đều biết tác hại của nó nhưng lại không thể bỏ được. Nhưng đã có Boni Smok thì việc bỏ thuốc lá sẽ không còn khó khăn cho những ai muốn cai thuốc lá. Hãy chung tay vì một học đường không khói thuốc
Chia sẻ về biện pháp ngăn chặn tình trạng hút thuốc lá trong học đường, hầu hết trường học trên địa bàn tỉnh đều tích cực triển khai tuyên truyền phòng chống hút thuốc lá, các biện pháp kỷ luật được nhà trường đưa vào nội quy ngay từ đầu năm học. Các buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần đều có nội dung tuyên truyền về tác hại thuốc lá và học sinh đã làm cam kết không tàng trữ, không sử dụng các chất gây nghiện, trong đó có thuốc lá. Thậm chí, một số trường còn thực hiện lồng ghép nội dung phòng chống thuốc lá trong các tiết học về kỹ năng sống. Nếu học sinh bị phát hiện hút thuốc lá trong trường học sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Để nói không với thuốc lá trong học đường, cần có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, trước tiên là xây dựng gia đình không khói thuốc. Cha mẹ cần trang bị cho con các kỹ năng từ chối lời mời hút thuốc lá từ bạn bè hoặc mọi người, tạo thói quen nói không với thuốc lá cho con em mình. Thường xuyên quan tâm, quản lý sinh hoạt hàng ngày của con em về thời gian và các mối quan hệ bạn bè. Ngoài ra các cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ việc buôn bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên. Còn lại vấn đề quan trọng nhất vẫn là từ phía các em học sinh, các em phải có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình.

Lịch nghỉ chống dịch mới nhất của học sinh thành phố Hồ Chí Minh

Trưa ngày 29/2/2020, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh – ông Lê Thanh Liêm đã ký văn bản 708/UBND-VX, về kéo dài thời gian tạm nghỉ của học sinh, sinh viên, học viên ở thành phố do dịch bệnh Covid – 19.

Theo đó, căn cứ vào các công văn của Bộ giáo dục và Đào tạo, tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao Động Thương Binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, căn cứ vào tình hình thực tế tại thành phố.

Văn bản 708 do Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ký ngày 29/2 (ảnh: P.L)

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có chỉ đạo: Học sinh khối 12 (kể cả hệ giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên) sẽ tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 8/3/2020.

Học sinh từ bậc học mầm non đến trung học phổ thông (trừ lớp 12), kể cả hệ giáo dục thường xuyên, học viên của các trung tâm ngoại ngữ - tin học, dạy thêm – học thêm, giáo dục kỹ năng sống sẽ tạm nghỉ học đến hết ngày 15/3.

Học sinh, sinh viên, học viên của khối giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố sẽ nghỉ học đến hết tháng 3/2020.

Sau các mốc nghỉ học nói trên, giao Sở giáo dục và Đào tạo, Sở Lao Động Thương Binh và Xã hội cùng với Sở Y tế thành phố cập nhật tình hình diễn biến phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 của thành phố, tham mưu phương án đi học trở lại của học sinh thành phố, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp đảm bảo tiến độ, hiệu quả thực hiện chương trình đúng theo quy định.

 

Việt Dũng

Quận Cầu Giấy chỉ đạo thu gộp tiền ăn, tiền sữa học đường có vì áp lực chỉ tiêu?

Chương trình Sữa học đường được thực hiện theo chủ trương của Chính phủ nhằm nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học. Đây là chương trình rất nhân văn và mang ý nghĩa thiết thực nếu được triển khai đúng đắn và minh bạch.

Tuy nhiên, việc sản phẩm sữa tươi cung cấp cho Chương trình Sữa học đường tại Hà Nội tùy tiện bổ sung 17 vi chất không đúng quy định của Bộ Y tế khiến nhiều phụ huynh chưa yên tâm.

Theo khẳng định của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, việc đăng ký uống sữa học đường tại Hà Nội trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện phụ huynh đăng ký cho con tham gia, không ép chỉ tiêu với các trường.

Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý trao thưởng cho các đơn vị triển khai hiệu quả Chương trình Sữa học đường, ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: Báo Kinh tế và Đô thị.

Nhưng thực tế, trên địa bàn quận Cầu Giấy năm học 2019-2020 có tình trạng nhà trường ra thông báo khó hiểu khiến phụ huynh có cảm giác bắt buộc phải đăng ký uống sữa học đường cho con. 

Một hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn quận Cầu Giấy thông tin đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về nội dung cuộc họp giữa hiệu trưởng các trường có học sinh tham gia Chương trình Sữa học đường và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy diễn ra trước thềm năm học mới.

Nội dung cuộc họp cho thấy thực tế tỷ lệ đăng ký sữa học đường tại quận Cầu Giấy thấp hơn mặt bằng chung của thành phố.

Bởi vậy, để tăng tỷ lệ đăng ký tham gia Chương trình Sữa học đường, phương án gộp tiền ăn bán trú và tiền sữa vào một được Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy đưa ra theo văn bản số 968/UBND-GDĐT-TCKH ngày 12/8/2019 của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy. [1]

Phương án này vô tình đẩy nhà trường vào thế ép phụ huynh tham gia đăng ký uống sữa thuộc Chương trình Sữa học đường cho con. Như vậy, tỷ lệ đăng ký uống sữa thuộc Chương trình Sữa học đường của quận Cầu Giấy sẽ tăng lên.  

Ngày 7/8/2019, Báo Kinh tế và Đô thị đưa tin, ngày 6/8/2019 Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình Sữa học đường năm học 2018-2019, bài báo viết:

Cho đến thời điểm hiện tại, đã có 1.039.458 trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học tham gia chương trình Sữa học đường, đạt tỷ lệ 87,7%.

Riêng quận Cầu Giấy, khi triển khai Chương trình Sữa học đường, tỷ lệ tham gia chưa cao (67,4%). 

Cụ thể, khối mầm non công lập đạt 89,4%; khối mầm non ngoài công lập đạt 29,4%; khối tiểu học công lập đạt 78,7%; tiểu học ngoài công lập đạt 17,3%. [2]

Trường Tiểu học Trung Yên ra thông báo đăng ký uống sữa học đường đến phụ huynh lại gộp luôn tiền sữa học đường và tiền ăn bán trú. Ảnh: Vũ Phương. 

Như thông báo thông báo ngày 4/9/2019 của Trường Tiểu học Trung Yên (quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) gửi đến phụ huynh học sinh đã gộp tiền sữa học đường vào tiền ăn của học sinh bán trú là 31.000 đồng/học sinh/ngày (trong đó tiền ăn 28.046 đồng và tiền sữa học đường 2.954 đồng).

Được biết trước đó, mức tiền ăn của học sinh bậc tiểu học bán trú là 28.000 đồng. Như vậy, phải chăng mức tiền ăn đã được nhà trường tự nâng lên 46 đồng để làm tròn với số lẻ của tiền sữa học đường?

Phía dưới thông báo này, có phần Phiếu đăng ký tự nguyện ăn bán trú và uống sữa thuộc Chương trình Sữa học đường Hà Nội.

Đáng chú ý, phiếu đăng ký chỉ đưa ra 2 phương án cho phụ huynh đăng ký: Thứ nhất là Đồng ý cho con ăn bán trú tại trường. Thứ hai là Không cho con ăn bán trú nhưng uống sữa học đường.

Phần cuối của Phiếu đăng ký có phần Ý kiến khác.

Nếu bản đăng ký có thêm phương án 3 cho phụ huynh lựa chọn: Đồng ý cho con ăn bán trú tại trường nhưng không uống sữa học đường, thì có lẽ mọi thứ đã rõ ràng minh bạch, phụ huynh được tôn trọng.

Phiếu đăng ký tự nguyện ăn bán trú và uống sữa học đường của Trường Tiểu học Trung Yên không có ô lựa chọn "không đăng ký uống sữa học đường. Ảnh: NVCC. 

Có phụ huynh đặt câu hỏi, bản thân phương án "Đồng ý cho con ăn bán trú tại trường" với hàm ý đã ăn bán trú là sẽ uống sữa học đường, có phải là một sự "cài cắm"?

Ngày 10/9, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Yên cho biết:

"Đa phần học sinh đăng ký ăn bán trú sẽ uống sữa học đường.

Bởi vậy, để thuận lợi cho phụ huynh nên trường gộp vào như thế. Còn phụ huynh nào không đăng ký uống sữa học đường cho con hoàn toàn có thể không đăng ký. Tiền ăn và tiền uống sữa học đường vẫn có thể tách được bình thường.

Trường cho phụ huynh hoàn toàn tự nguyện đăng ký uống sữa học đường. Không phải trường hợp nào đăng ký ăn bán trú phải uống sữa học đường.

Sức khỏe, sở thích của học sinh khác nhau nên việc không đăng ký uống sữa học đường hay không là bình thường. Trong thông báo nhà trường có phần Ý kiến khác để phụ huynh không đăng ký uống sữa học đường".

Yêu cầu thu gộp tiền ăn bán trú với tiền uống sữa thuộc Chương trình Sữa học đường Hà Nội được Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy chỉ đạo trong văn bản số 968/UBND-GDĐT-TCKH ngày 12/8/2019 do bà Trịnh Thị Dung, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy ký.

Cụ thể kèm theo văn bản trên có bảng thông tin Các khoản thu thỏa thuận năm học 2019-2020. Đối với khối mầm non. mục Tiền ăn thu 25.000 đồng / học sinh / ngày, trong đó bao gồm tiền ăn 22.046 đồng / học sinh / ngày, tiền sữa học đường là 2.954 đồng / học sinh / ngày.

Ở khối tiểu học tại mục Tiền ăn có mức thu là 31.000 đồng/học sinh/ngày. Phần ghi chú giải thích, khoản này bao gồm tiền ăn 28.046 đồng/học sinh/ngày và tiền sữa học đường 2.954 đồng/học sinh/ngày.


Hà Nội cần dừng ngay việc cho học sinh uống sữa bổ sung trái phép 17 vi chất

Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam liên hệ với bà Trịnh Thị Dung, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, người ký văn bản số 968 chỉ đạo các trường thu gộp tiền ăn bán trú và tiền sữa học đường khối mầm non, tiểu học, bà Dung cho biết:

"Chương trình sữa học đường có ý nghĩa rất nhân văn. Bởi vậy, việc đăng ký uống sữa học đường là hoàn toàn tự nguyện".

Tuy nhiên, ngày 28/8/2018, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng ký văn bản số 3613/SGDĐT-GDMN về việc hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp học mầm non năm học 2018-2019, trong đó liên quan đến Chương trình Sữa học đường, Giám đốc sở chỉ đạo "Tiền sữa không tính vào tiền ăn hàng ngày của trẻ". [3]

Bà Trịnh Thị Dung đã không trả lời thẳng vào câu hỏi của phóng viên về việc vì sao Cầu Giấy làm ngược lại chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, "tiền sữa không tính vào tiền ăn hàng ngày của trẻ"?.

Bà Trịnh Thị Dung đề nghị phóng viên liên hệ với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy sẽ cung cấp thêm thông tin.

Sản phẩm phục vụ Chương trình Sữa học đường Hà Nội pha thêm 17 vi chất trái với chính yêu cầu kỹ thuật mà Hồ sơ mời thầu do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phát hành.

Việc pha thêm 17 vi chất này cũng không đúng với Quyết định 1340/QĐ-TTg ngày 8/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế. 

Đến nay, Bộ Y tế khẳng định chưa quyết định sẽ bổ sung vi chất nào vào sữa tươi phục vụ chương trình sữa học đường, bởi việc bổ sung vi chất cần phải dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học càng cho thấy sự nhất quán, rõ ràng và thận trọng với sức khỏe trẻ em của Bộ Y tế.

Có phụ huynh chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã phải phải thốt lên rằng: "Con không thích nhưng bố mẹ vẫn đăng ký để ủng hộ cô và trường. Hơn nữa, để tránh phiền phức".

Một phụ huynh có hai con học tiểu học không ngần ngại chia sẻ, con nói không thích uống sữa của trường vì không hợp với sở thích. Nhưng không đăng ký, cô giáo chủ nhiệm lại hỏi vì sao, lý do này nọ.

Tiền sữa học đường một tháng cũng không đáng bao nhiêu nên gia đình đăng ký cho vui vẻ.

Chương trình Sữa học đường là một món quà của Thủ tướng Chính phủ dành cho trẻ em nhằm cải thiện dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, sức bật cho trẻ nhỏ.

Thủ tướng Chính phủ đã lựa chọn sữa tươi cho chương trình. Bộ Y tế đã quy định rõ ràng về các loại sữa tươi được sử dụng cho Chương trình Sữa học đường, tuy nhiên Hà Nội làm chưa đúng.

Cách triển khai thu gộp tiền sữa với tiền ăn bán trú của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy nhưng thiếu một lựa chọn đang gây ra những băn khoăn không đáng có, phải chăng quận đang dồn áp lực tăng chỉ tiêu đăng ký tham gia lên các trường, các trường dồn lên cha mẹ học sinh?

Tài liệu tham khảo:

[1]//tieuhocdichvonga.edu.vn/upload/26978/fck/files/201908292343.pdf

[2]//kinhtedothi.vn/chuong-trinh-sua-hoc-duong-tai-ha-noi-nhung-trai-ngot-dau-tien-349600.html

[3]//mnphuongcanh-ntl.edu.vn/upload/28845/20180905/3613-SGD-GDMN.pdf

Vũ Phương

Xem nhà trường ở Hải Phòng chuẩn bị đón học sinh quay lại trường

Trong 2 ngày cuối tuần (29/2 và 1/3), các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng tích cực triển khai các biện pháp phòng dịch.

Theo quan sát của phóng viên, các nhà trường đều thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn.

Tại Trường Trung học phổ thông An Lão, nhà trường huy động toàn bộ cán bộ, giáo viên để vệ sinh phòng học, dọn vệ sinh xung quanh trường;

Lau chùi các vật dụng thường xuyên cầm, nắm như: tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, bàn, ghế phòng học, nhà vệ sinh và các phòng chức năng, thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học và học liệu được sử dụng trong dạy và học nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 từ môi trường, lớp học.

Giáo viên Trung học phổ thông An Lão (Hải Phòng) lau dọn lớp học để chuẩn bị đón học sinh quay lại trường (Ảnh: LT)

Cùng với đó, nhà trường đã chuẩn bị nước sát khuẩn đặt tại các vị trí thuận lợi để giáo viên, học sinh sử dụng.

Nhà trường cũng phân công cán bộ nhắc nhở giáo viên, nhân viên, học sinh rửa tay thường xuyên khi vào phòng học, phòng thí nghiệm, nhà ăn, nhà vệ sinh;

Cô giáo Cao Tố Nga, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền cho biết, trong thời gian học sinh nghỉ học, nhà trường thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo.

"Nhà trường tổ chức tập huấn cho giáo viên, nhân viên nhà trường quy trình phòng, chống dịch bệnh để thực hiện và hướng dẫn học sinh thực hiện khi trở lại trường học.

Ban giám hiệu nhà trường cũng giao nhiệm vụ cho giáo viên thường xuyên theo dõi, giám sát và hướng dẫn học sinh thực hiện đúng quy trình phòng, chống dịch bệnh được Bộ Y tế hướng dẫn", cô giáo Cao Tố Nga nói.


Hải Phòng đưa học sinh trở lại trường để rèn kỹ năng phòng, chống dịch

Cũng theo cô giáo Nga, nhà trường xác định phải đặt sức khỏe của học sinh, giáo viên lên hàng đầu.

Do đó, những ngày vừa qua, tập thể Ban giám hiệu, giáo viên nhà trường đã tích cực dọn vệ sinh trường, lớp, thực hiện các biện pháp khử khuẩn để đón các em quay trở lại trường vào ngày 2/3.

Thầy giáo Phạm Anh Phong, Phó hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Hàng Hải chia sẻ: "Bên cạnh việc vệ sinh trường, lớp, khử khuẩn, nhà trường cũng triển khai các biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho giáo viên, học sinh.

Ban giám hiệu nhà trường hướng dẫn giáo viên thực hiện và phối hợp với gia phụ huynh hướng dẫn học sinh thực hành hàng ngày các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đặc biệt là rèn luyện thói quen rửa tay thường xuyên, đúng lúc, đúng cách, không đưa tay lên mặt, mũi, miệng".

Theo bà Đỗ Thị Hòa, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, ngày 28/2, sở đã ban hành văn bản đề nghị các cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhằm đón các em học sinh cấp 3 quay trở lại trường.

Cùng với các biện pháp các nhà trường đã thực hiện, sở yêu cầu các cơ sở giáo dục có dịch vụ đưa, đón học sinh bằng xe ô tô, mỗi ngày hai lần, sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh phải tiến hành lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe;

Giáo viên Trường Trung học phổ thông Hàng Hải lau chùi phòng học để chuẩn bị đón học sinh quay lại trường (Ảnh: LT)

Thực hiện nghiêm các yêu cầu quy định về an toàn vệ sinh, khử khuẩn trước, trong và sau khi đưa đón học sinh.

Đối với học sinh tự đi học hoặc do gia đình đưa đón, gia đình học sinh có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn học sinh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đường từ nhà đến trường và từ trường về nhà.

Kiểm soát chặt chẽ người ra, vào khuôn viên nhà trường, có biện pháp phù hợp để không cho người có biểu hiện sức khỏe không bình thường vào trường.

"Trước khi học sinh đến trường, gia đình cần nhắc nhở học sinh trung học phổ thông tự do thân nhiệt; không cho học sinh đến trường khi có biểu hiện không bình thưởng về sức khỏe.

Khi học tập ở trường, giáo viên hướng dẫn học sinh tự theo dõi bản thân để phát hiện kịp thời và báo cáo giáo viên khi cảm thấy sức khỏe không bình thường;

Thường xuyên rửa tay trước khi vào lớp, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thực hành, thí nghiệm, sử dụng sách, vở, học liệu dùng chung…

Khi phát hiện có học sinh không bình thường về sức khỏe, giáo viên kịp thời báo cáo lãnh đạo nhà trưởng để có biện pháp xử lý.

Kết thúc mỗi buổi học, các nhà trường duy trì thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp theo đúng quy định; kiểm tra, bổ sung nước sát khuẩn, xà phòng và các vật dụng cần thiết khác để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo", bà Đỗ Thị Hòa cho biết.

LÃ TIẾN

Nguy cơ ngộ độc cao từ thức ăn đường phố do bị tẩm ướp

Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, mỗi năm cả nước có trên 1.000 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra. Trong đó, thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn nguy hại chiếm phần lớn và lây lan chủ yếu bằng con đường thực phẩm ăn uống như E.coli, tả, thương hàn... Vi khuẩn lưu hành, tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau và thức ăn đường phố được coi là những ổ vi khuẩn nguy hiểm nhất.

Theo các cơ quan chức năng, có đến 70% thức ăn đường phố không an toàn, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nguy hại tới sức khỏe và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng.

Nguyên nhân chính là do nguồn nguyên liệu bị nhiễm bẩn; điều kiện chế biến, bảo quản thực phẩm không đảm bảo an toàn; bày bán đồ ăn dưới lòng lề đường đầy khói, bụi, ruồi bọ, vi khuẩn…


Phạt tù đối với hành vi sản xuất và buôn bán phụ gia thực phẩm giả

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, qua thanh tra 50 cơ sở bán thức ăn đường phố, đặc biệt là cửa hàng đồ nướng, lấy mẫu, kiểm nghiệm về chất gây ung thư, tỷ lệ dương tính lên đến 11,8%.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân, đặc biệt một bộ phận giới trẻ, các quán nướng vỉa hè phát triển mạnh trên địa bàn Thành phố và được đông đảo thực khách lựa chọn.

Tuy nhiên, nguyên liệu không rõ nguồn gốc, quá trình sơ chế qua loa, khâu vệ sinh dụng cụ tạm bợ… là những mối nguy hại tiềm ẩn từ đồ nướng vỉa hè.  

Thực phẩm gồm đủ loại từ chân gà, nầm, lòng, dạ dày, cổ hũ… đến tôm, cua, cá, mực được tẩm ướp phụ gia trông rất bắt mắt. Tuy thực phẩm được chế biến ngay trên vỉa hè bụi bặm nhưng các bạn trẻ vẫn rất thích thú và không mấy quan tâm đến việc có an toàn hay không.

Thực phẩm bẩn, thức ăn đường phố đang là nỗi lo của nhiều người. Ảnh: V.P.

Theo bà Hoàng Thị Minh Thu, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, nội tạng là nguyên liệu đòi hỏi phải sơ chế, rửa thật sạch, nếu làm qua loa, những loại ký sinh trùng và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể, gây nên một số loại bệnh nguy hiểm như bệnh tả, viêm gan, thương hàn, tiêu chảy…

Do đó khó khẳng định các nguyên liệu nội tạng và các loại rau củ đã được các quán đồ nướng vỉa hè sơ chế kỹ càng, bảo quản đúng cách hay chưa. Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy từ đầu năm đến tháng 8-2019, toàn quốc đã xảy ra 42 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.372 người mắc, 1.361 người phải nhập viện, 9 người tử vong.

Hầu hết những người đang sử dụng thức ăn đường phố tỏ ra không mấy quan tâm về những chuyện liên quan đến nguồn gốc thực phẩm. Họ cho đó là điều bình thường, không có gì bất ngờ, tất cả đều có thái độ sống chung với lũ. Vì thế, Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo khi chưa chắc chắn về chất lượng thực phẩm, người tiêu dùng không nên sử dụng thực phẩm tại những nơi không bảo đảm vệ sinh.

Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc có nguyên nhân từ thức ăn đường phố, cơ quan chức năng cần quy hoạch các khu ăn uống cho người bán hàng, đồng thời tăng cường kiểm tra chất lượng thực phẩm vỉa hè, kiên quyết xử lý những đối tượng vi phạm an toàn thực phẩm.

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm tại nhiều cổng trường trên cả nước.

"Thực phẩm bẩn" không hề là một khái niệm xa lạ tại Việt Nam. Đặc biệt, trong thời gian gầy đây, khi thực phẩm bẩn len lỏi vào cả trường học, nhà máy, xí nghiệp… gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng thì thực trạng tiêu thụ thực phẩm bẩn được đánh giá là đang ở mức báo động cao gây ra tâm lý lo sợ cho người tiêu dùng trên diện rộng.

Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2019, hàng loạt vụ tiêu thụ thực phẩm bẩn quy mô lớn được điều tra, phát hiện. Trong đó, khu vực miền Bắc đang là tâm điểm của thị trường tiêu thụ thực phẩm bẩn:

Vào tháng 3 năm 2019, dư luận bàng hoàng vì hàng trăm em học sinh tại huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh sán lợn gạo, nghi do ăn phải thực phẩm bẩn lâu ngày tại trường.

Được biết thêm, cơ sở cung cấp nguồn thực phẩm bẩn này còn cung cấp thức ăn cho hơn 19 trường mầm non khác trên địa bàn huyện Thuận Thành.

Ngày 14/5, cơ quan chức năng bất ngờ kiểm tra đột xuất cơ sở chế biến thực phẩm An Phát (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) đã phát hiện tại kho sân của cơ sở này đang tập kết 10 bao tải dứa bên trong có chứa 800 kg lòng lợn đã chuyển màu đen, chảy nước, bốc mùi hôi thối, không đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Toàn bộ số hàng hóa này đều không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, không có tem vệ sinh thú y và cũng không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của pháp luật.


Tăng cường tuyên truyền công tác an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Tối ngày 9/1, Công an môi trường và Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Hải Phòng đột kích bất ngờ vào cơ sở sản xuất hải sản tại quận Hải An, Hải Phòng phát hiện có hơn 60 kg tôm đã được bơm tạp chất xếp trong các thùng xốp ướp đá cùng 1 máy nén khí nối liền hệ thống van bơm và 12 xi lanh đã qua sử dụng, 15 xi lanh mới chưa bóc, 3 túi bột màu trắng, mỗi túi 1 kg và một số gói bột.

Chủ cơ sở sản xuất này cho hay hằng ngày người này đi mua tôm chết trên địa bàn quận Hải An, quận Đồ Sơn, quận Dương Kinh mang về bơm tạp chất làm tăng trọng lượng rồi đem bán.

Đáng nói dịp gần tết có cơ sở đã hô biến lợn chết thành những món đặc sản thịt lợn hun khói, thịt trâu gác bếp, lạp xưởng… tại một cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc khiến dư luận vô cùng lo ngại.

Chỉ sau 1 đêm, những con lợn bệnh chết thâm đen, bốc mùi hôi thối nồng nặc đã được lột da, lọc lấy phần thịt nạc chưa bị thối rữa. Sau khi thái lát và trộn thêm đủ loại gia vị tạo mùi thơm, ngâm tẩm trong khoảng 2 giờ, số thịt này được cho vào lò sấy. 48 tiếng sau, những miếng thịt lợn sấy khô, thơm phức ra lò và không còn bất kỳ dấu vết nào của thịt lợn chết được chất lên xe tải, chở thẳng về Hà Nội.

Trên đây là những vụ việc khiến dư luận rùng mình, lo lắng vấn đề an toàn thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng hơn bao giờ hết.

Tại Hội thảo toàn quốc về phòng chống ung thư, Giáo sư Trần Văn Thuấn cho biết bệnh ung thư ở nước ta đang gia tăng. Theo báo cáo của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, năm 2018 tại Việt Nam có khoảng 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.0000 người đang phải chung sống với căn bệnh ung thư. Ung thư đang thực sự là một gánh nặng lớn cho xã hội.

Theo thống kê của WHO, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000 ca/96,5 triệu dân, trong đó gần 70% trường hợp tử vong, tương đương 115.000 ca.

Ngọc Hân

Triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2020

Công tác kiểm tra an toàn thực phẩm liên tục được siết chặt. ảnh: báo chính phủ.

Theo nội dung kế hoạch: Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm yêu cầu:

Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở các cấp, thông qua hoạt động kiểm tra, hậu kiểm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm;

Triển khai hoạt động kiểm tra, hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm; đánh giá trách nhiệm đơn vị, cá nhân trong thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo;

Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

Đánh giá việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học và an toàn thực phẩm tại các lễ hội, sự kiện lớn, kinh doanh thức ăn đường phố; kiểm soát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm và kiểm soát quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, và sản phẩm rau củ quả, thủy sản, sản phẩm thủy sản, phụ gia thực phẩm… và các sản phẩm thực phẩm theo sự phân công trách nhiệm quản lý của các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương.

Trên cơ sở đó, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm đúng theo quy định của pháp luật.

Ngăn chặn tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn; phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

Trúc Diệp