Hiển thị các bài đăng có nhãn Những Bài Văn Mẫu Hay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Những Bài Văn Mẫu Hay. Hiển thị tất cả bài đăng

BÀI VĂN MẪU HAY CHỌN LỌC.

BÀI VĂN MẪU HAY CHỌN LỌC.





Bài Văn: Hoa Sen Mùa Hè.




Nếu đã từng có dịp ngắm hồ sen mùa hạ vào buổi sáng sớm, hẳn bạn cũng như tôi, sẽ không bao giờ quên vẻ đẹp của nó.

Hè vừa rồi về quê nội chơi, trong bữa cơm chiều, nghe bà nội nói sáng mai sẽ đi gom trà ở hồ sen về, tôi một mực đòi theo, và vẻ đẹp của hồ sen vào buổi sáng sớm hôm ấy đã in đậm trong tâm hồn tôi.

Hôm ấy, trời vẫn còn mờ sương, tay cầm túi trà, tôi theo bà nội ra hồ sen ở đầu làng. Vừa băng qua cổng làng, một hồ sen mênh mông thấp thoáng trong màn sương đã hiện ra trước mắt tôi. Màu sen xanh nhạt trải dài rồi mờ dần trong màn sương mỏng. Hơi sững người trước vẻ đẹp thanh tịnh của đất trời rồi tôi rão nhanh đến gần hồ sen.

Càng đến gần, màu sen càng hiện rõ, những lá sen xanh phủ kín mặt hồ. Có lá như chiếc mâm tròn vành vạnh, nổi xòe trên mặt nước; có lá như chiếc dù to, vươn thẳng lên khỏi mặt hồ, che chở cho những búp sen. Vô số lá sen non tựa như những cuộn thư nhỏ, e ấp cuốn mình chưa muốn mở. (Thủ pháp so sánh đã làm nổi bật sự đa dạng và nét đẹp muôn hình muôn vẻ của lá sen.) Trong hồ, cơ man là hoa sen. Sen trắng, sen hồng đua nhau khoe sắc, có đóa còn phong nhụy, có đóa đã nở bung… Giữa đất trời miền quê, vẻ đẹp của hồ sen làm cho tâm hồn tôi ngây ngất.

Băng qua bờ có ướt đẫm sương, tôi và bà nội leo lên một chiếc thuyền nhỏ rồi chống sào nhè nhẹ để thuyền rẽ lá sen, chầm chậm tiến ra giữa hồ. Nước triều đang cao nên sen chỉ cao ngang vai tôi. Sương sớm đọng trên những chiếc lá sen tạo thành những giọt nước to, trong veo. Mỗi lần thuyền lướt tới, lá sen hai bên mạn thuyền chao nghiêng rồi đổ sương vào hai vai tôi khiến hai bên người tôi ướt đẫm. Sương mùa hè tạo cảm giác lành lạnh rất dễ chịu. Thi thoảng, tôi còn bị những thân sen đầy gai nhỏ li ti quẹt vào tay ran rát. Ngồi gần phía mũi thuyền, tôi tưởng như mình đang trôi đi giữa màu xanh, màu hồng, màu vàng, màu trắng. Hương sen dịu nhẹ trong gió. Không gian tĩnh lặng, không khí trong lành. Phía sau tôi, tiếng cây sào tre của bà nội khua vào nước tạo thành những âm thanh khe khẽ, đều đặn. Mỗi lần gió thổi qua, hoa sen, lá sen rung rinh trên mặt hồ xanh biếc.

Bài Văn: Hoa Sen Mùa Hè.

Thuyền len lỏi giữa bạt ngàn hoa sen. Ngút tầm mắt của tôi là những nụ sen như ngọn đuốc vươn lên từ mặt hồ, những đóa sen chỉ mới ngượng ngùng bung vài cành và vô số đóa sen đã nở to, khoe nhị vàng lấm tấm, óng ả như tơ. Những cánh hoa khum khum, mềm mại ôm lấy đài sen trông sao dịu dàng quá đỗi. Thỉnh thoảng, tôi cũng bắt gặp những đóa sen sắp tàn, chỉ còn vương lại vài cánh hoa trên cành, và trên mặt nước là những cánh hoa vừa mới rụng nỗi bồng bềnh như những chiếc thuyền con. (Cách so sánh của tác giả tí hon rất độc đáo, tinh tế) Một làn gió thoáng qua, những cánh thuyền hoa dạt ra xa theo cơn gió. Mãi dõi theo những cánh thuyền hoa, tình cờ tôi phát hiện trong làn nước trong xanh có vô số thân sen non đang từ đáy bùn vươn thẳng lên. Những thân sen non trông như các ngọn giáo sắc bén, cho dù bị nước đẩy đưa, bị lá che khuất, vẫn không cong vẹo nghiêng ngả mà cứ mọc thẳng lên về phía trời xanh. Ngắm hồ sen, trong lòng tôi chợt dâng lên một cảm xúc khó tả. Sen nở giữa đất trời mà như chứa đựng cả trời đất. Dù sen trắng tôn nghiêm, tinh khôi hay sen hồng nhẹ nhàng. thanh thoát thì đóa nào cũng cao khiết và đóa nào cũng mang đến cho tâm hồn con người sự hình yên...

Sao có một số đóa sen bị buộc lại thế nhỉ? Thắc mắc, tôi hỏi nội. Vừa gỡ những sợi dây mềm buộc các đóa sen. bà nội vừa giải thích: “Mấy hôm trước bà đã bỏ trà vào giữa những đóa sen này để hương thơm của sen thấm vào trà. Bây giờ bà sẽ lấy trà này về và ướp một đợt trà khác. Cháu xem. trà có thơm không?“. Dứt lời bà nội nhón một nhúm trả trong đóa sen thả vào lòng bàn tay tôi. Đưa trà lên mũi ngửi tôi nghe trong trà có mùi hương sen thanh khiết. Hèn gì mỗi lần uống trả, sau khi nhấp một ngụm, ông nội cũng nhắm mắt lại, hít thật sâu, chắc là để tận hưởng dư hương đậm đà của chén trà. Bắt chước bà, tôi cũng trút trà trong các đóa sen bị buộc ra, lấy trà mới trong chiếc túi mang theo cho vào giữa một đóa sen khác rồi nhẹ nhàng buộc nó lại. Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã thu về một túi trà to và ướp thêm được khá nhiều trà.

Ướp trà xong thì mặt trời vừa lên, bà nội hái vài nụ sen sắp nở, một ít gương sen già rồi chống sào cho thuyền rẽ lá sen, quay vào bờ. Trên đường đi, thuận tay, tôi bứt một chiếc lá sen to làm ô che đầu. (Chi tiết nhỏ nhưng thể hiện được sự hồn nhiên của “tôi”.) Thấy trò tinh nghịch của tôi, bà nội chỉ mỉm cười hiền từ. Ngắm nghía những chiếc gương sen đang nằm trong lòng thuyền,tôi tưởng như ngửi thấy mùi chè hạt sen thơm phưng phức.

Thuyền cập bờ, tôi bước lên bờ cỏ, quay lại nhìn hồ sen một lần nữa, lòng thầm ngưỡng mộ. Không ngờ giữa mùa mưa dông nắng cháy, trên đầm lầy mênh mông nước mà sen vẫn rạng ngời vươn cao, khoe sắc, tỏa hương...


NHỮNG Bài VĂN MẪU HAY.




Cảnh tan trường sau các buổi học thường mang đến những cảm giác thích thú, thoải mái cho tuổi học trò. Em hãy tả lại quang cảnh ấy ở trường em. Những bài văn hay lớp 5.

Giới thiệu những bài văn mẫu miêu tả hay lớp 5, giúp các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo để học tốt môn tập làm văn lớp 5. Rèn luyện kiến thức văn hay chữ tốt, bồi dưỡng học sinh giỏi văn, thi viết văn hay đạt điểm cao.

Cảnh tan trường sau các buổi học thường mang đến những cảm giác thích thú, thoải mái cho tuổi học trò. Em hãy tả lại quang cảnh ấy ở trường em. Những bài văn hay lớp 5.


Cảnh tan trường sau các buổi học thường mang đến những cảm giác thích thú, thoải mái cho tuổi học trò. Em hãy tả lại quang cảnh ấy ở trường em. Những bài văn hay lớp 5.

BÀI LÀM VĂN MẪU HAY.

Trời đã về chiều, nắng trên sân trường đã tắt. Chỉ còn gió lao xao trên những tán cây bàng, cây phượng. Ngoài quốc lộ động cơ xe máy ì ầm vọng vào. Chúng em đang học tiết cuối của buổi học hôm nay. 

Một hồi trống dài bỗng vang lên rồi tắt lim trong không gian. Từ các của lớp, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Màu áo đồng phục trắng cả sân trường. Tiếng bước chân xen lẫn tiếng nói cười rộn rã. Tốp năm, tốp ba vừa hướng ra cổng trường vừa chuyện trò sôi nổi. Những bạn có điểm cao về mặt hớn hở nói nói cười cười tíu tít. Mấy bạn nam hiếu động rượt đuổi nhau huỳnh huỵch. Dòng người tuôn ra cổng trường mỗi lúc một đông. Hai cánh cửa sắt đã mở rộng. Phía bên ngoài rất động phụ huynh đang chờ sẵn để đón con em của mình. Tổ trực cũng thầy chủ nhiệm ôm mấy cái biển hiệu và hai đoạn dây giăng ngang cho học sinh đi qua. Xe cộ hai đầu dừng cả lại nhường đường cho tụi nhỏ chúng em. Từ trong cửa trường, các khối lớp theo trình tự tiến ra cống rồi tỏa ra hai phía. Cuối cùng là những bạn đi xe đạp. Khi học sinh đã thưa dẫn, con đường được khai thông, và dòng người cùng xe cộ lại tấp nập ngược xuôi. Em cùng bạn Đức thong thả đạp xe, khoan khoái tận hưởng niềm vui sau một buổi học đạt kết quả tốt. Chúng em luôn nhớ lời cô dặn, phải nghiêm túc chấp hành luật lệ giao thông. Không dàn hàng ba, hàng bốn trên đường, không lạng lách đánh võng gây tai nạn cho người đi đường. Hai đưa chúng em vui vẻ chuyện trò một cách rôm rả, đến ngã ba, hai đứa mới chấm dứt để chia tay nhau, hẹn trưa mai sẽ gặp lại. 

Chỉ vài phút nữa thôi, chúng em đã về tới nhà, về với mái ấm gia đình mà bố mẹ, anh chị em đang chờ đợi. Trong bữa cơm tối quây quần bên mâm cơm sốt dẻo, em sẽ khoe với cả nhà con điểm mười môn toán mà cô Hạnh đã cho cùng với lời tuyên dươngng trước lớp. Nghĩ tới đó, em bất chợt nóng bừng hai mà. 

Tuyển chọn những bài văn mẫu hay lớp 5.

Hãy tả lại quang cảnh trường em vào một buổi sáng đẹp trời ở thời điểm trước buổi học cho một người bạn thân khác trường cùng biết. Những bài văn mẫu lớp 5.

Những bài văn mẫu hay, rèn luyện kỹ năng viết bài văn hay đạt điểm cao lớp 5. Giúp các em học sinh lớp 5 học tốt môn tập làm văn trong chương trình sách giáo khoa. Nâng cao hơn nữa các kỹ năng viết và hoàn thiện một bài văn hay.

Hãy tả lại quang cảnh trường em vào một buổi sáng đẹp trời ở thời điểm trước buổi học cho một người bạn thân khác trường cùng biết. Những bài văn mẫu lớp 5.

BÀI LÀM VĂN MẪU: 

Hãy tả lại quang cảnh trường em vào một buổi sáng đẹp trời ở thời điểm trước buổi học cho một người bạn thân khác trường cùng biết. Những bài văn mẫu lớp 5.


Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lô tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bùng tỉnh dậy sau một cơn ngái ngủ. Đó cũng là thời điểm tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những vẻ đẹp tuyệt vời của một ngày nắng mới.

Sân trường lúc này mới nhộn nhịp tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm hàng bạc, tạo nên những màu sắc kì ảo của một bức tranh đẹp. Hai cánh công mở ra từ lúc nào. Người ra, kẻ vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm chấp chới như những viên hồng ngọc giữa màu xanh lục của tán lá, ánh lên những tia sáng vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran. Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn mang vẻ ngơ ngác, xa lạ. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn ra bởi quen cảnh quen người, chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ. Khắp cả sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau. Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ bởi một đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một xạ thủ nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây truyền thống lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt trông như những nghệ sĩ xiếc chơi trò nhảy dày trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chích se, chích bông… cũng đưa nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa cùng với một cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co, bởi mình kéo rất khỏe và thường đem về chiến thắng cho đồng đội, được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “Đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang của lớp học, rải rác một số nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được. Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã đến thế! Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học là thế đấy: tấp nập, nhộn nhịp Chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.

Dẫu mai đây, tụi mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ này thì dư âm của nó mãi mãi đọng lại trong tâm hồn của chúng mình cái hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất của tuổi học trò trong những buổi sáng đẹp trời như thế này.

Tuyển tập những bài văn mẫu hay lớp 5, bồi dưỡng học sinh giỏi.

Bài văn hay lớp 8: Nếu là người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo (trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao) thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

Bài văn hay lớp 8: Nếu là người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo (trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao) thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào? 
Bài văn hay lớp 8: Nếu là người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo (trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao) thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

Ở xóm Giữa của làng Đại Hoàng chỉ có khoảng vài chục nóc nhà. Lão Hạc là hàng xóm của gia đình em và gia đình ông giáo Tri. Ông giáo Tri là người có học, hiểu biết rộng và tử tế nên được dân làng tin cậy. Chiều chiều, lão Hạc thường xách cái vỏ đất nung sang nhà ông giáo để xin nước giếng. Lần nào ông giáo cũng lưu lão Hạc lại chuyện trò, uống bát nước chè tươi, hút điếu thuốc lào... để cho lão bớt cảm thấy lẻ loi, cô độc. Vợ chết đã lâu, con trai lại đi phu cao su đất đỏ mãi tận

Nam Kì, lão Hạc sống thui thủi một mình trong căn nhà nát, chỉ có mỗi con chó Vàng làm bạn. Lão quý nó như quý con, cho nó ăn bằng bát như người. 

Chiều nay, lão sang chơi sớm hơn mọi khi. Vừa thấy ông giáo, lão báo ngay; 

-Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! 

Ông giáo ngạc nhiên: 

-Cụ bán nó rồi ư? Sao cụ bảo là...? 

Lão Hạc gật đầu, cố lấy giọng vui vẻ nhưng miệng méo xệch và mắt thì đỏ hoe. Ông giáo nhìn lão ái ngại, lòng đầy thương xót: 

Thế nó để cho bắt dễ dàng hả cụ? 

Bất chợt, lão Hạc bật khóc hu hu, khuôn mặt co rúm lại vì đau khổ. 

Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thể, thắng Mục với thắng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc là trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết… Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm y như là trách tôi. Nó kêu ư ử và nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?” Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! 

Ông giáo vỗ vai, an ủi lão: 

Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại, ai nuôi chó mà chả để bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác cụ ạ! 

Lão Hạc cố gượng cười: 

Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút… Kiếp người như kiếp tôi đây chẳng hạn! 

Biết lão đang tự mỉa mai, ông giáo nói: 

Kiếp ai thì cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Thôi, bây giờ có cái này là sung sướng: Cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu ấm nước chè, rồitôi với cụ ăn khoai, uống nước, hút thuốc lào, rồi nói chuyện, thế là sướng! 

Vẻ mặt lão Hạc nghiêm trang hẳn: 

Xin phép ông giáo để cho khi khác! Tôi muốn nhờ ông giáo giúp nho tôi một việc

-Việc gì thế cụ? 

-Chuyện là thế này, ông giáo ạ!... 

Thế rồi lão Hạc kể lể về anh con trai của lão chỉ vì không có tiền cưới vợ mà phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền cao su ở tận Nam Kì đã hơn năm nay. Lão nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này, con trai lão về thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Còn chuyện thứ hai là lão gửi ông giáo giữ họ ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán chút hoa lợi còm côi và tiền vừa bán chó. Lão bảo rằng lão đã già yếu, lại nay ốm mai đau, chẳng biết thế nào. Rủi có nằm xuống thì sẵn số tiến ấy, nhờ ông giáo đứng ra lo liệu cho, thiếu đâu đành trông cậy vào hàng xóm. 

Lặng nghe lão Hạc nói, ông giáo trầm ngâm suy nghĩ. Lão Hạc vốn là người khái tính, ít chịu phiền ai. Không biết lão có ý định gì mà hôm nay lại nhắc đến những chuyện hệ trọng như thế! Ông giáo động viên lão Hạc: 

Gớm, cụ cứ lo xa làm gì cho mệt? Cụ còn khỏe lắm, chết là chết thế nào? Cụ cứ để tiền mà ăn, khi nào chết hãy hay, tội gì có tiền mà lại chịu nhịn đói! 

Lão Hạc vẫn năn nỉ: 

-Mong ông giáo thương tình tôi tuổi tác già nua mà nhận cho! Được vậy thì tôi cảm ơn lắm! 

Không thể từ chối, ông giáo đành nhận lời, nhưng vẫn băn khoăn hỏi lại: 
- Có bao nhiêu tiền dành dụm, cụ gửi tôi cả thì từ mai lấy gì mà ăn? 

Lão Hạc xua tay tỏ ý không cần: 

- Ông giáo đừng lo, tôi đã sắp xếp đâu vào đấy cả rồi ạ! Xin phép ông giáo, tôi về! 

-Vâng! Cụ lại nhà! 

Lão Hạc chậm chạp lê từng bước chân ra cổng Ông giáo nhìn theo cái dáng lòng khòng, lam lũ của lão mà động lòng. Dạo này, cả làng đói. Có người cả tháng không biết đến hạt cơm, chỉ củ khoai, củ sắn, mớ rau lang, rau má… sống lay lắt qua ngày. Lão Hạc cũng thế, nhưng lão thà nhịn đói chứ nhất quyết không bán mảnh vườn để dành cho con. Lúc bóng lão Hạc đã khuất sau rặng tre đầu ngõ, ông giáo thở dài quay vào nhà, trong tay vẫn giữ chặt chiếc túi nhỏ màu nâu đã cũ đựng mấy chục đồng bạc của lão Hạc gửi. Ông giáo lắc đầu lẩm bẩm một mình: “Rõ khổ”.

Chứng kiến đầu đuôi câu chuyện, trong lòng em trào lên tình cảm xót xa và mến phục. Cuộc sống của lão Hạc chẳng có gì vui. Cái nghèo đeo đẳng làm khổ lão suốt đời. Ông lão già nua, ốm yếu ấy sống âm thầm, lặng lẽ trong sự chờ đợi mỏi mòn đứa con trai yêu quý của mình, Ngày trở về của anh ấy chắc còn xa lắm, mà lão Hạc thì như ngọn đèn lắt lay trước gió. Tình thương và đức hy sinh của ông lão thật đáng cảm phục và bi kịch của cuộc đời ông lão khiến cho ta rơi nước mắt. Số phận bi đát của lão Hạc cũng là số phận chung của nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, khi chưa được Đảng giác ngộ và dẫn đất vào con đường đấu tranh giải phóng khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến gian ác. 

Bài văn hay lớp 8: Nếu là người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo (trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao) thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?


Kể về một sự việc rủi ro đáng nhớ của em trong quá trình học tập. Bài văn mẫu hay chọc lọc lớp 8.

Kể về một sự việc rủi ro đáng nhớ của em trong quá trình học tập. Bài văn mẫu hay chọc lọc lớp 8.
Kể về một sự việc rủi ro đáng nhớ của em trong quá trình học tập. Bài văn mẫu hay chọc lọc lớp 8.

Em nhớ mãi tiết trả bài hôm ấy, giờ phút ngỡ ngàng và đau khổ nhất đối với em từ trước đến nay, bởi vì em đã bị một điểm 3 môn Tập làm văn. 

Cô Thanh trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đặt bài của em xuống bản, nét mặt không vui. Nhìn thấy một điểm 3 to tướng, em choáng váng, tim như ngừng đập. 

Không, không thể như vậy được! Em cố định thẩn nhìn lại, con số 3 in rõ trong khung điểm như trêu ngươi, như giễu cợt. Em vội vàng gập bài vào, bẩn thần nhìn các bạn xung quanh. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi đau khổ của 

em. Có lẽ các bạn nghĩ rằng em đang sung sướng với điểm khá giỏi như mọi lần vì em là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ càng xấu hổ, em cúi gấm mặt xuống. Dòng chữ cô phê như hiện lên rõ ràng trước mắt: Lạc đề! 

Em đọc lại bài thật kì và nhận ra là mình sai thật. Đề bài yêu cầu tả một dòng sông (một cánh đồng hay một góc phố…) vậy mà em lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời nhỏ. Đề bài không khó, chỉ tại em chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, em đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè, quên mất lời cô nhắc nhở: “Các em phải kiểm tra bài viết trước khi nộp”. Có lẽ quá ỷ vào sức học của mình, quá thoả mãn trước lời khen của cô giáo và bạn bè nên em đã thành một cô bé hợm hình từ lúc nào chẳng biết. 

Đúng lúc ấy, bạn Hà thì thào bên tại em, giọng mừng rỡ: 

Lan ơi, hôm nay tớ được 7 điểm nhé! Cố mãi rồi mình cũng đạt điểm khá rồi đây. Mẹ mình chắc mừng lắm... Ủa! Mà sao mặt cậu tái thế kia? Được mấy điểm? Cho tớ xem nào! 

Nghe Hà nói, em lại càng buồn bã và xấu hổ. Hà đang sung sướng với điểm 7 đầu tiên của môn Tập làm văn. Còn em, kẻ vẫn coi điểm 7 là xoàng xình thì hôm nay lại bị điểm 3! Không thể nào diễn tả hết nỗi đau khổ của em lúc ấy. Em cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng. 

Trên đường về, em chậm chạp kéo lê đôi chân rã rời. Bố mẹ tin tưởng ở em nhiều lắm. Nếu biết em bị điểm kém thì bố mẹ sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên em học cho giỏi và mong rằng sau này em cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ em học bài xong mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong có một điều là con gái mẹ học giỏi.. Không thể để bố mẹ thất vọng, em sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài kém quá.. Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, em đã về đến nhà lúc nào không biết. 

Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón em. Ánh mất mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phở mệt mỏi. Em đã ôm chầm lấy mẹ và khóc tức tưới, nói cho mẹ biết em vừa bị điểm 3 môn Văn. Mẹ khuyên em bình tỉnh, rút kinh nghiệm để lần sau làm bài tốt hơn. 

Tối hôm ấy, em xem kĩ lại bài. Điểm 3 như nhắc nhớ em. Em tự nhủ nhất định chỉ có một điểm 3 này thôi. Mình sẽ tìm lại những điểm 9, điểm 10 cũng ánh mắt tin cậy của cha mẹ, thầy cô và bè bạn. 

Những bài văn mẫu hay.