Có khi hái về phơi khô, tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung, dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong phương pháp châm cứu.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhncN3etKQ-raRzkN8WHXHkmeaFx0m-T_rNqbVw-t5MN7-lesRMsG1FfyvZ3tFEjiBOB-WS1Ij1XFOMDwR7aQgrBe1GCBy4vC99IVQ5tA62gdPjSSZOdQA5P8NFZjV0mDtD30WRZrgCwg/s1600/rubella+v%E1%BB%9Bi+PNMT+1.jpg)
Ngải cứu có tính ôn, hơi cay, dùng điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, động thai, thổ huyết...
Làm thuốc điều kinh: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, lấy mỗi ngày 6-12 g (tối đa 20 g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10 g) hay dạng cao đặc (1-4 g). Thuốc không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.
Kinh nguyệt không đều: Hằng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10 g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường chia uống 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.
Theo Sức khỏe & đời sống